Viết tiếp câu chuyện quản lý thuế khoán hiện nay ở Việt Nam

(LĐTĐ) Thời gian qua, dư luận xôn xao về câu chuyện một cửa hàng vàng ở Cà Mau bán 1 ngay 1.000 lượng vàng, doanh thu 10.000 tỷ đồng/năm, tuy nhiên chỉ đóng thuế khoán 1 tháng 10 triệu đồng cho cơ quan thuế địa phương. Nghe xong câu chuyện này chắc các nhà quản lý tài chính, kế toán giỏi nhất cũng không thể tưởng tượng ra những con số kể trên, nhưng đó là sự thực đang diễn ra và không phải là cá biệt trong cách quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh được coi là “nhỏ”.
Xung quanh dự thảo thông tư quản lý thuế: Doanh nghiệp “kêu”, vì sao? Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế Đề xuất về quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử

Trong thực tế, chỉ bằng mắt thường, nhìn sự hoạt động nhộn nhịp của các cửa hàng kinh doanh ăn uống dịch vụ, người dân cũng có thể thấy quy mô họ hoạt động như thế nào rồi! Ấy thế mà họ vẫn níu kéo không chịu lên doanh nghiệp với nhiều lý do mang tính ngụy biện như thêm biên chế kế toán, tăng sổ sách ghi chép, tốn chi phí,...

Đó là những lý do để che đậy những doanh số rất lớn của họ, mà những doanh số này do các hội đồng phường, quận xem xét duyệt đi để tính thuế khoán. Điều trớ trêu là, những hội đồng đó lại ấn định có lẽ theo cảm tính nắm bắt được, chứ không có sổ sách kế toán minh chứng làm cơ sở cho việc tính thuế hàng tháng của các doanh nghiệp đó.

Viết tiếp câu chuyện quản lý thuế khoán hiện nay ở Việt Nam
Nhiều hộ kinh doanh ở Việt Nam "không chịu lớn" để "né thuế". (Ảnh minh họa)

Thậm chí, có những trường hợp cán bộ thuế còn gợi ý để doanh nghiệp báo cáo làm sao cho có lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hộ kinh doanh thuế khoán mà thực chất là dẫn tới thất thu lớn thuế đối với Nhà nước.

Một điều cần nói thêm là: Những doanh thu, số thuế nộp của từng hộ, từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đều không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi để giám sát. Điều này chỉ có tỉnh Quảng Ninh đã làm được việc công khai đó mà thôi. Tiếc rằng, gương điển hình cho thu ngân sách Nhà nước ở các hộ thuế khoán chưa được nhân rộng thêm 1 tỉnh thành nào khác. Chính những điều mập mờ, không có cơ sở xem xét trên đã dẫn tới sự tự tung, tự tác của các cán bộ thuế chuyên quản ở các địa phương hiện nay, không phải là cá biệt.

Cách đây 1-2 năm, báo Thanh Niên đã có 2 bài liên tiếp viết về các “mỏ thuế” lộ thiên đã rõ mồn một nhưng ít được khai thác, không muốn khai thác do các phóng viên điều tra. Đây đúng là “con voi chui lọt lỗ kim” trong cách quản lý của ngành Thuế hiện nay.

Hệ quả của những việc làm trên do công tác quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém, thậm chí tiêu cực, làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách ở các địa phương và Trung ương, trong lúc Nhà nước đang kêu gọi cần tăng các nguồn thu hợp lý để đầu tư ngân sách vào những việc rất cần thiết cho quốc tế dân sinh. Cũng cần phải nói thêm nguyên nhân sâu xa của việc này là do chính sách Thuế hiện nay của Việt Nam áp dụng 2 loại thuế: Thuế khoán cho các hộ cá thể và thuế VAT cho các doanh nghiệp.

Tôi nhớ lại thời kỳ bao cấp trong ngành thương mại Hà Nội, cán bộ chuyên quản thuế sát sao lắm, bóc tách rõ ràng lắm, từng mớ rau mùi của cửa hàng Thủy tạ và hộp tăm của Công ty Bách hóa bán lẻ thành phố đều phải có thẻ quầy và hóa đơn chứng từ hợp lệ. Ngoài ra còn có sự giám sát chặt chẽ của kế toán, sau này của cả kiểm toán nội bộ, thanh tra đơn vị, công đoàn,... nhìn chung, khó mà chạy đi đâu được một đồng thuế của ngân sách. Nêu lên những câu chuyện lịch sử thu ngân sách của Hà Nội đối với ngành thương mại cách đây 20 - 30 năm cho ta thấy, có sự khác nhau trong cung cách quản lý; trước đây chặt chẽ bao nhiêu, thì bây giờ lại có những chuyện buông lỏng không thể tưởng tượng được!

Kết luận lại bài này ta thấy, quản lý thuế ngày nay với phương châm minh bạch công khai khoa học, và bằng các phương thức hiện đại thì không thể tồn tại phương thức thuế khoán cho những hộ kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ mà có doanh số lớn. Như vậy, đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi cách quản lý thuế. Doanh thu quy mô hoạt động như thế nào thì cán bộ thuế chuyên quản, chính quyền phường quận đều biết cả. Chắc chắn họ phải áp dụng phương pháp hạch toán kế toán cho rõ ràng đầy đủ theo chế độ, xuất hóa đơn VAT cho khách 100%, từ đó doanh thu thực, số thuế thực sẽ nổi lên.

Chúng ta làm việc này vì ngân sách, vì các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc và nộp thuế đầy đủ, tạo sự công bằng trong xã hội và trong kinh doanh. Điều cần lưu ý thêm là hiện nay ngành thuế đang thí điểm việc sử dụng hóa đơn điện tử, kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế địa phương thường xuyên.

Đó là một điều cần phải làm và phải làm nhanh hơn nữa. Sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và vững chắc cần phải đi đôi với sự phát triển của công tác quản lý thuế một cách khoa học và minh bạch, công bằng ở thị trường nội địa Việt Nam. Ở đây cần nói thêm, nên kết hợp một số biện pháp hỗ trợ cho ngành thuế như sử dụng hóa đơn sổ xố bán hàng dịch vụ cho tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam như các nước tiên tiến đã tiến hành cách đây vài chục năm, đem lại hiệu quả tăng nguồn thu cho ngân sách rất tích cực.

Cần lưu ý thêm, ngoài phương thức quản lý tiên tiến và tích cực, phải chú ý đến yếu tố con người thực thi nhiệm vụ thuế ở các địa phương và cơ sở, chú ý chăm lo đến đời sống vật chất của họ và gia đình, không bị dính vào những “viên đạn bọc đường” trong quá trình làm nhiệm vụ. Khen thưởng những tổ chức cá nhân trong ngành Thuế làm ăn tích cực, có trách nhiệm và liêm khiết, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật thuế của công chức ngành. Làm được những vấn đề trên, chắc chắn rằng công tác thu thuế ở thị trường nội địa Việt Nam sẽ tăng thêm, ngân sách đỡ thất thu lớn, khuyến khích được những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường trong lĩnh vực nộp thuế.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về An toàn vệ sinh lao động cho Công đoàn cơ sở

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về An toàn vệ sinh lao động cho Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Tập huấn an toàn vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ Công đoàn, cán bộ An toàn vệ sinh viên ở cơ sở về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
Kỳ cuối: Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

Kỳ cuối: Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

(LĐTĐ) Trong nỗ lực kiến tạo một cộng đồng văn minh, đáng sống, xứng tầm là trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất cả nước, các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh triển khai có hiệu quả hai bộ quy tắc ứng xử.
Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

(LĐTĐ) Thời gian qua, đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tại hàng loạt nhà ở nhiều căn hộ và nhà cho thuê trọ (thường được gọi là chung cư mini). Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống cháy nổ cho người dân.
Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Sau khi Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thông qua chế độ hỗ trợ đặc thù đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy xảy ra tại chung cư mini thuộc quận Thanh Xuân, chiều tối 29/9, quận Thanh Xuân đã tổ chức chi trả tiền hỗ trợ tạm cư cho các nạn nhân.
Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn xảy ra khi ôtô giường nằm Thành Bưởi và xe 16 chỗ chở hàng chục hành khách va chạm nhau trên Quốc lộ 20 khiến 4 người chết, nhiều người bị thương vào sáng 30/9.
LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Do đặc thù của Hà Nội có mật độ dân số đông, nhiều nhà chung cư, nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy cao, cử tri kiến nghị, cần nghiên cứu, xem xét để dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng về các tòa nhà cho thuê dưới hình thức nhà xây để ở và đưa ra những chế tài xử lý vi phạm phù hợp với thực tế của Thủ đô.

Tin khác

GDP từ góc nhìn của ADB

GDP từ góc nhìn của ADB

(LĐTĐ) Tại họp báo diễn ra ngày 27/9, ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam đánh giá, 2023 là năm đầy thách thức với kinh tế Việt Nam. Cầu bên ngoài yếu, cùng với sự phục hồi chậm của Trung Quốc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Dù vậy, nền kinh tế vẫn trụ vững nhờ tiêu dùng nội địa mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải.
Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam

Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam

(LĐTĐ) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF - thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa lựa chọn BIDV là ngân hàng phục vụ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) do Quỹ Đối tác Carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) tài trợ, trị giá 51,5 triệu USD (tương đương 1.235 tỷ đồng).
Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!

(LĐTĐ) Cuộc đua “cho vay để trả nợ ngân hàng khác” với lãi suất thấp hơn đã và đang diễn ra trong những ngày đầu tháng 9 sau khi Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực. Không chỉ tại các ngân hàng cổ phần, các “ông lớn” Big4 cũng tham gia khiến cuộc đua về lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng “nóng” hơn.
“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP, Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 14/9/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng 13 ngân hàng đối tác Nhật Bản tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại mới thực hiện hỗ trợ lãi suất khoảng 681 tỷ đồng, tức mới giải ngân được khoảng 1,7% tổng quy mô gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.
Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”

(LĐTĐ) Từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đến năm 2018, trong Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến 2030, ngành Ngân hàng xác định phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại không chỉ tích cực cho vay với các dự án “xanh” mà ngày càng mở rộng quy mô tín dụng xanh, thông qua việc huy động vốn từ các định chế tài chính nước ngoài.
Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ

(LĐTĐ) Một số ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không quản lý được thì cấm đối với việc mua bán xổ số online, mua hộ vé số. Về nội dung này, Bộ Tài chính khẳng định, pháp luật hiện hành không quy định cho phép bán vé số qua internet và việc mua vé số hộ.
BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD

(LĐTĐ) Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (do BIDV Ba Tháng Hai được giao ủy quyền) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) diễn ra ngày mới đây tại TP.Hồ Chí Minh.
Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt

(LĐTĐ) Có thể tăng trưởng tín dụng giảm vì hạ lãi suất tiền gửi, song bù lại việc hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn được đưa vào sản xuất - kinh doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm, lợi nhuận, phát triển kinh tế… rồi vốn lại trở về ngân hàng để quay vòng theo chu kỳ kinh tế như quy luật kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động