Không nên tự ý sử dụng thuốc cúm Tamiflu
Dịch cúm A bùng phát: Nhận biết, phòng tránh và điều trị Dịch cúm A gia tăng: Giá thuốc Tamiflu "nhảy múa", nhiều nơi hết thuốc Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai thành lập Phòng khám Nhi theo yêu cầu |
Loạn giá Tamiflu
Thời gian qua, tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm A đến thăm khám và điều trị. Theo các chuyên gia y tế đây là điều bất thường, bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông - Xuân.
Bệnh cúm A gia tăng khiến thuốc Tamiflu "loạn giá". |
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính từ đầu năm 2022 đến nay, Thành phố đã ghi nhận hơn 2.600 trường hợp mắc cúm. Nếu như từ ngày 1/4, số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng, thì từ tháng 5 số ca mắc tăng cao. Đặc biệt trong tháng 6 ghi nhận có 887 trường hợp mắc, tăng 60% so với tháng 5 (556 ca).
Trong hai tuần đầu tháng 7, riêng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đã tiếp nhận khám và sàng lọc cho 1.068 ca nghi nhiễm cúm. Con số này lớn hơn cả số ca nghi nhiễm cúm cả 6 tháng đầu năm cộng lại tới khám ở viện này. Trong số này, hơn 35% bệnh nhân (tương đương 375 ca) có kết quả test nhanh dương tính với cúm. Đặc biệt, có tới 366 ca dương tính với cúm A.
Diễn biến phức tạp của dịch cúm, đặc biệt là cúm A đã khiến nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu của người dân tăng cao, dẫn đến giá thuốc cũng bị đẩy lên một cách bất thường. Nhiều người đã tự ý mua thuốc Tamiflu để tích trữ hay tự điều trị tại nhà, khiến cho thuốc khan hiếm và “đội giá” lên cao.
Nếu như cách đây vài tuần, một số chủ hàng vẫn cung cấp Tamiflu với mức giá 450.000-500.000 đồng/hộp (10 viên nang cứng), thì nay, mức giá đang dao động từ 520.000 đồng đến 600.000 đồng/hộp. Nhiều nơi, thuốc Tamiflu còn được bán với giá 680.000 - 750.000 đồng/hộp.
Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Ngọc Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Gia đình chị có 4 người thì 3 người mắc cúm A. Cách đây khoảng 1 tuần, chị mắc cúm A đầu tiên với những biểu hiện như ho, đau đầu, đau người ê ẩm nhiều ngày, lần lượt sau đó con trai cùng chồng chị đều bị mắc.
"Tôi được bạn giới thiệu mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm A. Tuy nhiên, tìm mua tại nhiều nhà thuốc bị cháy hàng. Có nhà thuốc thì giá khá cao, theo nhân viên bán hàng cho biết, thông thường giá một hộp Tamiflu chỉ 450.000 đồng/ hộp, tuy nhiên, những ngày gần đây giá thuốc tăng lên 519.000 đồng/ hộp. Và theo nhân viên nhà thuốc, đây còn là cửa hàng thuốc bình ổn giá, chứ những hiệu khác giá còn cao hơn gấp nhiều lần”, chị Hoa cho hay.
Tương tự là gia đình anh Nguyễn Đức Huy (Cầu Giấy, Hà Nội), sau khi anh Huy và con trai lần lượt có triệu chứng sốt, đi khám và đều được chẩn đoán mắc cúm A. "Tôi hỏi mua thuốc Tamiflu ở mấy nơi đều báo giá 60.000 đồng/viên, cả vỉ là 600.000 đồng/hộp. Biết là chênh lệch giá nhưng vì gia đình có trẻ nhỏ nên đành mua về uống và dự phòng", anh Đức Huy chia sẻ.
Không nên tự ý điều trị
Theo các chuyên gia y tế, cúm là bệnh thông thường, 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Và không phải bệnh nhân nào bị cúm cũng dùng thuốc Tamiflu. Những trường hợp mắc cúm nếu nhẹ thì không cần thiết phải uống thuốc này mà bệnh sẽ tự khỏi.
Hơn thế, việc dùng thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân cúm chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho rằng, việc người dân tự ý đi mua thuốc Tamiflu tích trữ, thậm chí tự ý sử dụng là không cần thiết.
Nhiều bệnh nhân mắc cúm A vào bệnh viện Thanh Nhàn khám và điều trị với triệu chứng sốt cao, mệt mỏi. |
Dù Tamiflu là một thuốc kháng vi rút vì vậy nên có chỉ định dùng sớm. Nhưng phải được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, nghĩa là người bệnh phải được xác định chính xác nhiễm cúm A.
"Cũng như các thuốc khác thuốc nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng chỉ định sẽ dẫn tới lãng phí, không hiệu quả. Thậm chí việc dùng Tamiflu không theo đúng chỉ định của bác sĩ còn đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi khi dùng thuốc...", bác sĩ Thiệu chia sẻ.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp như: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm với người từ 6 tháng tuổi trở lên; hầu hết các chủng cúm đã có vắc xin phòng bệnh. Tiến sĩ Đặng Thị Thúy - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin phòng cúm chủ động.
"Thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm), để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại vi rút gây bệnh. Vi rút cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm", bác sĩ Thuý phân tích.
Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Ngày 28/7 Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố; các bệnh viện/ viện trực thuộc Bộ; các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa. Theo Cục Quản lý Dược trong thời gian vừa qua, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố số ca cúm mùa có xu hướng gia tăng, trong đó tỉ lệ ca mắc cúm A qua thống kê của các bệnh viện tăng cao so với các năm trước. Để bảo đảm việc cung ứng thuốc điều trị cúm và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 665/CĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bản thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại đã công bố), không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi; các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nghiêm quy định về thặng số bán lẻ quy định tại Điều 136 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2021 của Chính phů. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các thuốc kháng vi rút dùng trong điều trị cúm, đặc biệt các thuốc điều trị cúm A và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46