Sau 3 năm, dịch bệnh Ebola đang có nguy cơ bùng phát trở lại
![]() | WHO xem xét lập quỹ khẩn cấp đối phó với dịch bệnh nguy hiểm |
![]() | Tăng cường giám sát cửa khẩu ngăn Ebola xâm nhập |
![]() | Thảm kịch tâm dịch Ebola qua lời kể người Việt |
![]() |
Bệnh nhân nhiễm Ebola điều trị tại trung tâm y tế Nongo ở Conakry ngày 21/8/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Theo phóng viên tại châu Phi, phát biểu trên truyền hình ngày 12/5, Bộ trưởng Y tế Congo Oly Ilunga xác nhận 3 trường hợp tử vong trên, đồng thời trấn an người dân "tránh hoảng loạn."
Theo ông Ilunga, chính phủ đã triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để phản ứng "kịp thời và hiệu quả" đối với đợt bùng phát mới này.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền Congo để triển khai nhân viên và thiết bị y tế tới các vùng hẻo lánh, nhằm nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát này.
WHO cho biết đây là đợt bùng phát Ebola thứ 8 tại Congo và là đợt đầu tiên trong 3 năm trở lại đây, xảy ra tại khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Bas-Uele, giáp biên giới với Cộng hòa Trung Phi.
WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi những người từng tiếp xúc với người bệnh đồng thời khuyến cáo những người có dấu hiệu mắc bệnh cách ly bản thân trong thời gian chờ hỗ trợ y tế.
Giai đoạn 2014-2015, đợt bùng phát dịch bệnh Ebola tại khu vực Tây Phi được coi là lớn nhất và phức tạp nhất, cướp đi sinh mạng gần 11.300 người trong tổng số hơn 18.000 trường hợp bệnh, đặc biệt là ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Các chuyên gia y tế WHO cho biết dịch bệnh Ebola bắt đầu tại Guinea trong tháng 12/2013 nhưng sau đó đã lan rộng sang các quốc gia láng giềng khác. Đại dịch này cơ bản được khống chế vào cuối năm 2015.
Bệnh do virus Ebola rất nguy hiểm gây tử vong cao ở người, với tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Dịch bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976.
Virus Ebola được cho là xuất phát từ loài dơi. Người có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc gần với động vật nhiễm bệnh. Các trường hợp lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất bài tiết của cơ thể người mắc bệnh. Hiện chưa có vắcxin phòng căn bệnh nguy hiểm này./.
Theo Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn

Nghệ An: Xử phạt người cắt ghép ảnh đại biểu Quốc hội, đăng tin giả để tăng tương tác

Brazil sa thải HLV Dorival Junior sau thất bại trước Argentina

Nắng xuân gọi những yêu thương

Preston North End vs Aston Villa, tứ kết FA Cup: Khác biệt ở đẳng cấp
Tin khác

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31

Nguy kịch vì uống nước kiềm chữa bệnh
Y tế 27/03/2025 06:38