Việt Nam có thêm vắc xin mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
Thêm giải pháp duy trì tiêm vắc xin cho người dân có hoàn cảnh khó khăn Ký Thỏa thuận, dành nhiều ưu đãi cho đoàn viên Công đoàn quận Long Biên Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi |
Vắc xin phế cầu 23 dành cho trẻ em từ 2 tuổi và người lớn, đặc biệt hiệu quả cao ở người cao tuổi có bệnh nền; người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19 như ho kéo dài, khan tiếng, khó thở, thở mệt, viêm phế quản; nhóm đối tượng nguy cơ cao như: Người trên 65 tuổi, người suy giảm miễn dịch do mắc bệnh HIV, ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...
Khách hàng tiêm vắc xin phế cầu 23 tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. |
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trong gần 8 năm qua, VNVC đã cùng các hãng vắc xin đưa về Việt Nam 10 loại vắc xin mới, giúp hạn chế tối đa tình trạng khan hiếm vắc xin, đặc biệt là giúp phòng nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn.
Là đối tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn dược phẩm MSD (Mỹ), do đó, VNVC đã đặt hàng sớm và nỗ lực cùng MSD Việt Nam đưa vắc xin quan trọng này về phục vụ cho người dân. Hiện vắc xin phế cầu 23 đã có đầy đủ tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Ngay trong ngày đầu triển khai, Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận nhiều khách hàng là trẻ em, người cao tuổi đã từng tiêm vắc xin phế cầu 10 và 13 trước đây đến để tiêm vắc xin phế cầu 23, tăng cường bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp trong thời điểm giao mùa.
Sự kiện Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa vào tiêm chủng thêm một loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này đặc biệt có ý nghĩa khi cả nước đang hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y Tế về việc tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ em và người lớn “coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng”, trong bối cảnh nhiều bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Do đó, việc có đầy đủ các loại vắc xin, số lượng lớn và chi phí ưu đãi sẽ giúp người dân có nhiều cơ hội được sớm tiêm chủng vắc xin, kịp thời phòng bệnh.
Vắc xin phế cầu 23 đã được đưa vào sử dụng tại gần 50 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Hồng Kông, Singapore… với hơn 400 triệu liều đã được tiêm để bảo vệ cho cộng đồng. Đây là vắc xin phòng 23 chủng vi khuẩn khác nhau của phế cầu, là những chủng tiêu biểu trong số những tác nhân gây bệnh phế cầu xâm lấn, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F.
Lịch tiêm vắc xin phế cầu 23 sẽ tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Vắc xin được khuyến cáo tiêm bổ sung cho trẻ em và người lớn đã tiêm vắc xin phế cầu 10 và 13 để củng cố hiệu quả và tăng cường bảo vệ trước các chủng phế cầu khác mà hai loại vắc xin này chưa có. Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn tiêm một liều cơ bản. Người có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiêm chủng lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết vi khuẩn phế cầu được nhà khoa học Louis Pasteur phân lập lần đầu tiên vào năm 1881, đến nay đã có hơn 100 tuýp huyết thanh phế cầu khuẩn khác nhau được tìm thấy.
Vi khuẩn phế cầu gây ra 2 dạng bệnh lý gồm bệnh lý phế cầu xâm lấn (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết) và bệnh lý phế cầu không xâm lấn (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,...). WHO ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Hơn 90% số ca tử vong do phế cầu xảy ra ở các nước đang phát triển.
Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng của mỗi người mà không gây ra bệnh còn gọi là người lành mang trùng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc gặp vấn đề sức khỏe, chúng sẽ nhân cơ hội tấn công vào các bộ phận như não, phổi, máu… và gây bệnh.
Cũng theo bác sĩ Chính, vi khuẩn phế cầu có thể lây sang cho người khác qua giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh, người lành mang trùng. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ là nguồn lây chính của vi khuẩn phế cầu, có thể dao động từ 27 - 85%. Trẻ em hoặc người lớn mang vi khuẩn phế cầu có thể không biểu hiện triệu chứng là nguồn lây tiềm ẩn cho cộng đồng. Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân mắc các bệnh do phế cầu lên đến hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng, chưa kể chi phí chăm sóc người bệnh lâu dài sau điều trị.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, trước khi tiêm vắc xin phế cầu 23, trẻ em và người lớn cần hoàn thành phác đồ tiêm vắc xin phế cầu 10 hoặc vắc xin phế cầu 13. Với trẻ đã vắc xin phế cầu 10, nên tiêm 1 liều vắc xin phế cầu 13 khi trẻ từ 2 tuổi, sau đó tiêm vắc xin phế cầu 23.
Việc tiêm bổ sung vắc xin phế cầu 23 tạo cơ hội cho cơ thể tiếp cận lại các tuýp huyết thanh có trong vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13 đã tiêm trước đó, củng cố hiệu quả bảo vệ đồng thời phòng thêm các chủng phế cầu mới, nguy hiểm khác không có trong vắc xin phế cầu 10, phế cầu 13, tăng cường khả năng chống lại các bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46