Về Tân Triều hôm nay

(LĐTĐ) Nhiều người khi đến cù lao Tân Triều hôm nay đều trầm trồ bởi những tuyến đường được mở rộng sạch đẹp rợp bóng cây, giao thông kết nối thuận tiện và những căn biệt thự thấp thoáng trong những khu vườn xanh mướt.
TP.HCM nêu ý kiến về dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành Đồng Nai: Ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động

Cù lao Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, hiện nơi đây không chỉ được nhiều người biết đến vì có làng bưởi Tân Triều nức tiếng gần xa, mà còn được nhìn nhận là vùng đất đầy tiềm năng phát triển kinh tế gắn với du lịch bởi vị trí thuận lợi nhờ nằm sát thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Chuyện về làng bưởi Tân Triều

Cù lao Tân Triều là vùng đất thuần nông yên ắng được phù sa sông Đồng Nai quanh năm bồi đắp, ghi dấu chân người khai phá từ khoảng 300 năm trước - thời bắt đầu lập dân lập đất xứ Biên Hòa.

Khoảng năm 1869 ở Tân Triều có một nhà thờ công giáo. Cha xứ đã mang 2 cây bưởi từ Brazil sang trồng trước sân nhà thờ. Bưởi lớn nhanh, hằng năm sai trĩu quả, người dân thấy vậy đã chiết cành để nhân giống trồng khắp trong vườn. Cứ thế giống bưởi ngày càng được nhân rộng và dần dần hình thành làng bưởi Tân Triều hôm nay.

Vùng trồng bưởi huyện Vĩnh Cửu tập trung ở 5 xã gồm Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân và Tân An. Bưởi Tân Triều (thuộc xã Tân Bình) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, hiện do UBND huyện Vĩnh Cửu quản lý với 2 loại đặc trưng gồm bưởi đường lá cam và bưởi ổi.

Những ngày cuối năm 2022, chúng tôi trở lại cù lao Tân Triều, đi theo những con đường bê tông sạch sẽ, hai bên đường là vườn bưởi bao la, xanh mướt. Người trồng bưởi đang khá tất bật công việc để chuẩn bị cho đợt thu hoạch sắp tới, kịp phục vụ Tết Nguyên đán.

Về Tân Triều hôm nay
Cù lao Tân Triều nổi tiếng bởi đặc sản bưởi nhờ có khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng tươi tốt vì có sông Đồng Nai bao bọc.

Ông Ngô Văn Sơn, người dân trồng bưởi ở cù lao Tân Triều cho biết: Bản thân ông gắn bó với cây bưởi hơn 20 năm nay. Sở dĩ bưởi Tân Triều có hương vị riêng nhờ yếu tố bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Đồng Nai, nhất là trên mảnh đất cù lao Tân Triều. Đây là nơi có địa hình thấp, không bị ngập, độ dốc tương đối tốt và địa hình không chia cắt mạnh, lại được sông Đồng Nai và các kênh rạch nhỏ đảm bảo nguồn nước tưới cho cây suốt năm.

Theo đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, ngoài điều kiện tự nhiên phù hợp, yếu tố con người chịu thương chịu khó, hòa đồng, đoàn kết, nghĩa tình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng và thương hiệu bưởi cũng như vùng đất Tân Triều ngày nay. Hiện nay bưởi Tân Triều đang được triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Global Gap và đang nỗ lực tìm đường vươn ra thị trường thế giới.

Bưởi Tân Triều có vỏ màu xanh như bưởi da xanh, vỏ mỏng, ngọt thanh, không có vị hơi đắng và hậu ngọt. Ở Tân Triều hiện tại có hơn 20 giống bưởi khác nhau như bưởi thanh, bưởi xiêm, bưởi đường lá cam, bưởi long, bưởi ổi, bưởi chua... Trong đó bưởi đường lá cam có hình dạng giống quả lê thấp, cuống đầu quả dạng lồi, vỏ quả khi chín sẽ có màu xanh vàng, múi bưởi cân đối, tép bưởi thon nhỏ bó chặt, màu vàng ngà và ngọt, trọng lượng khoảng 0,7 – 1,3 kg/ trái. Đối với bưởi ổi thì quả dạng cổ thắt, khi chín có màu vàng nhạt, vị ngọt và có mùi đặc trưng gần giống với mùi thơm của ổi… Hiện diện tích trồng bưởi của xã Tân Bình nói chung đạt hơn 490 ha, thu nhập người dân trồng bưởi được cải thiện, thậm chí có người giàu lên từ bưởi.

Để tạo thêm sự hấp dẫn về hình thức, nhiều người nông dân nơi đây đã tìm tòi, sáng tạo nên những quả bưởi có hình dạng độc lạ như hồ lô có thêm chữ "tài, lộc" và bưởi hình đất nước. Ngoài tiêu thụ trong nước, bưởi Vĩnh Cửu nói chung, bưởi Tân Triều nói riêng còn xuất khẩu đi Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu... Người dân còn kết hợp trồng bưởi với kinh doanh du lịch sinh thái, phục vụ chủ yếu du khách từ TP.HCM, các vùng lân cận.

Tân Triều đâu chỉ có bưởi

Tân Triều được biết đến không chỉ có bưởi mà còn nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái hiếm nơi nào có được. Đặc biệt thời gian gần đây, diện mạo nông thôn mới đã "thay da đổi thịt", đường sá khang trang, giao thông đi lại thuận lợi, trở thành điểm đến du lịch cũng như lựa chọn an cư của nhiều người dân từ khắp các địa phương.

Từ TP.HCM đi theo Quốc lộ 1K, khi vừa qua cầu Hóa An (bắc qua sông Đồng Nai) là đã tới cù lao Tân Triều. Còn đi từ tỉnh Bình Dương qua chỉ cách con sông Đồng Nai chưa đầy một cây số. Ngoài ra từ ngã ba thành phố Biên Hòa đi đến Tân Triều chỉ mất chừng 5 phút bằng xe gắn máy. Song song đó hiện cầu Bạch Đằng 2 nối xã Bình Lợi (huyện vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) với Thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) cũng đang được xây dựng, sẽ tạo điều kiện kết nối vùng, giao thông thuận tiện.

Về Tân Triều hôm nay
Đường sá cù lao Tân Triều được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Tân Triều là vùng đất cù lao xanh mát trên sông Đồng Nai, một trong những cù lao đẹp của vùng Đông Nam Bộ. Chính vì vậy mà cù lao Tân Triều hiện nay trở thành không gian được nhiều “đại gia” mơ ước. Ngoài ra quanh khu vực cù lao Tân Triều, hệ thống trường học các cấp, bệnh viện cũng đã được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương và nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Thanh, cán bộ về hưu cho biết, do một lần tình cơ theo bạn về cù lao Tân Triều du lịch, biết được đây là vùng đất với thổ nhưỡng tốt, khi hậu mát mẻ quanh năm nên gia đình ông đã bán căn nhà ở TP.HCM về đây sinh sống. “Từ đây đi lên trung tâm thành phố Biên Hòa, Bình Dương hay cả TP.HCM không xa là bao nên hàng ngày các con tôi vẫn đi xe máy đến TP.HCM và Bình Dương để làm việc, tối lại về nhà nghỉ ngơi, tận hưởng không khí trong lành", ông Thanh chia sẻ và chỉ tay về phía những ngồi nhà được xây dựng mới xung quanh, cho biết "thời gian gần đây người dân ở các vùng lân cận trở về cù lao Tân Triều sinh sống ngày càng nhiều".

Về Tân Triều hôm nay
Cù lao Tân Triều sát cạnh thành phố Biên Hòa, Bình Dương và TP.HCM rất thuận tiện cho việc đi lại.

Trao đổi với Phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết: Vùng đất cù lao Tân Triều có ý nghĩa đặc biệt về vị trí địa lý cũng như đặc thù phát triển nghề nghiệp, như lá phổi xanh của huyện Vĩnh Cửu nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.

“Hiện xã Tân Bình đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai xét công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu. Nếu được công nhận, trong tương lai không xa cù lao Tân Triều sẽ có bước phát triển mới”, ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Cửu cho biết thêm.

Trong khi đó, theo đại diện UBND huyện Vĩnh Cửu, để thúc đẩy phát triển du lịch, huyện sẽ tập trung nâng cấp hệ thống giao thông dẫn đến các khu, điểm du lịch, đồng thời tăng cường trồng các loại cây xanh, hoa lá đặc trưng của địa phương ở các tuyến đường lớn, các điểm du lịch để tạo điểm nhấn, sắc thái riêng. Về chiến lược lâu dài, huyện sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nếu có ý định đầu tư vào các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

“Thay da đổi thịt”

Xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên là 1.116,72 ha, trong đó diện tích lúa và bưởi hơn 600 ha. Theo đại diện UBND xã Tân Bình: Tính đến nay, cơ bản xã Tân Bình đã thực hiện hoàn thành 4 tiêu chí với 20 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Mạng lưới giao thông nông thôn khá thuận lợi, trục ĐT 768 đã nhựa hóa chạy xuyên suốt dọc xã và nối liên thông ra ngoài về thành phố Biên Hòa và trung tâm huyện Vĩnh Cửu.

Toàn bộ dân cư và hạ tầng kỹ thuật cũng nằm ven 2 bên trục lộ. Ngoài ra còn có 5 tuyến đường gồm Hương lộ 7, Hương lộ 9, Thành Đức - Tân Triều, Bình Lục - Long Phú và đường ông Binh đã được nhựa hóa. Cùng với đó nhiều tuyến đường xã, hẻm, xóm được đầu tư, hoàn chỉnh. Hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa đều đạt theo yêu cầu của Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Đồng Nai. Hệ thống thông tin mở rộng đến 5/5 ấp, internet phủ kín địa bàn. Xã có 3 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận, góp phần vào việc hoàn thiện cảnh quan môi trường hạ tầng trên địa bàn xã.

Theo Quyết định 526/QĐ-UBND của UBND huyện Vĩnh Cửu phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Tân Bình, giai đoạn đến năm 2025 và dài hạn đến năm 2030: Xã Tân Bình thuộc Tiểu vùng 1 huyện Vĩnh Cửu với tiềm năng phát triển du lịch và nông nghiệp - dịch vụ với các vườn cây ăn trái là đặc sản của vùng. Xã Tân Bình cũng được xác định là xã thuần nông với định hướng phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp - dịch vu - du lịch.

Thành Đồng - Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động