Đồng Nai: Ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số
Về mục tiêu cụ thể, UBND Đồng Nai xác định, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số tăng 13%/năm; giảm 80 % hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có khả năng thoát nghèo trên tổng số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có khả năng thoát nghèo. Phấn đấu 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố, 99% hộ gia đình được sử dụng nước sạch. Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, đào tạo nguồn nhân lực tạo mọi điều kiện chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đưa tỷ lệ lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua đào tạo đạt 40 - 43% đồng thời đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động cán bộ là người dân tộc thiểu số; đầu tư xây dựng một số khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
Tỉnh Đồng Nai ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: Báo Đồng Nai |
Để thực hiện hiệu quả Chương trình, UBND Đồng Nai vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng, phát triển vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến bảo quản nguyên liệu và sản phẩm, phát triển du lịch, ngành nghề truyền thống, dịch vụ khuyến nông - lâm, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, xây dựng hạ tầng cơ sở,...
Đối với các sở ban ngành, UBND tỉnh Đồng Nai giao Ban Dân tộc tỉnh định kỳ 6 tháng, năm tham mưu UBND tỉnh báo cáo về tình hình dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ và lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình này.
Sở Công thương đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên phát triển doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thị trường nông thôn vùng dân tộc thiểu số.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng đối với các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Sở Lao động - Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động cho người dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng áp dụng cho các đối tượng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh.
Đồng Nai hiện là nơi sinh sống của đồng bào thuộc 51 thành phần dân tộc thiểu số với hơn 198.700 người, chiếm khoảng 6,42% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc sống xen kẽ rộng khắp các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là ở các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và thành phố Long Khánh. Trong thời gian qua, chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cũng như không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát động Giải thưởng Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2022

Chất sống nghỉ dưỡng đậm phong cách Nhật tại căn hộ R1.01 - The Zenpark

TP.HCM: Thông tin mới về 3 ca nhiễm biến chủng mới Omicron BA.4 và BA.5

Mưa lớn khiến nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu, ùn tắc

Lễ hội mua sắm Đỏ 2022: Sắc đỏ ưu đãi ngập tràn Vincom

Kiên quyết không để xảy ra “điểm nóng” về buôn lậu

Tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử
Tin khác

Trên 280.000 lao động được phê duyệt kinh phí hỗ trợ thuê nhà

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản

Tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 huyện, thành phố

Khi BHYT không bị giới hạn tổng chi phí khám chữa bệnh

Cố gắng tạo ra nhiều việc làm mới

Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho lao động đã làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản

Hà Nội: 3.000 lao động được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp

Sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc làm việc
