Tuyển dụng ứng viên nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Vẫn còn nhiều rào cản trên “sân nhà”

(LĐTĐ) Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hướng đến “môi trường làm việc đa dạng hóa” và xây dựng một “nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa” rất quan trọng, bởi các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài. Tuy nhiên, khi được hỏi, nhiều ứng viên nước ngoài cho biết không tham vọng thăng tiến tại Việt Nam vì sự khác biệt trong văn hóa, phong cách làm việc, chế độ phúc lợi…
van con nhieu rao can tren san nha Đoàn chuyên gia Hội Phổi Pháp Việt sang thăm và làm việc tại Việt Nam
van con nhieu rao can tren san nha Giám đốc Chương trình lao toàn cầu thăm, làm việc tại Việt Nam
van con nhieu rao can tren san nha Việt Nam là nơi làm việc tốt cho người nước ngoài ở Đông Nam Á

Còn nhiều điểm khác biệt

Việt Nam hiện nay đang là điểm đến lý tưởng của nhiều doanh nghiệp FDI, bởi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, điều kiện địa lý thuận lợi, chính trị ổn định và nhiều chính sách thương mại tự do đã được thông qua. Tuy nhiên, nhiều lĩnhvực mới trỗi dậy khiến nguồn nhân lực trong nước chưa kịp đáp ứng được các tiêu chuẩn về số lượng lẫn chất lượng, do đó, những ứng viên nước ngoài là sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp này.

van con nhieu rao can tren san nha
Theo dự đoán Navigos Group, nhu cầu tuyển dụng ứng viên người nước ngoài sẽ tiếp tục tăng cao ở mức trên 20% trong mỗi năm tới.

Dự đoán từ trang tuyển dụng VietnamWorks thuộc Tập đoàn Navigos Group cho thấy, nhu cầu tuyển dụng ứng viên người nước ngoài sẽ tiếp tục tăng cao ở mức trên 20% trong mỗi năm tới. Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của người làm quản trị nhân sự, sự đa dạng về quốc tịch và chủng tộc tại nơi làm việc cũng góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và tư duy sáng tạo cho môi trường công sở.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất cho Việt Nam là “làm sao để ứng viên nước ngoài có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường và văn hóa tại Việt Nam”. Theo kết quả khảo sát, có đến hơn ½ ứng viên nước ngoài cho biết họ đã từng trải qua sốc văn hóa khi làm việc tại Việt Nam. Chính những khác biệt liên quan đến văn hóa và nền tảng xã hội nên việc tạo ra sự gắn kết với những nhân viên nước ngoài cũng có những khác biệt nhất định khi so với nhân viên người Việt.

Báo cáo “Ứng viên nước ngoài: Thách thức và kỳ vọng khi làm việc tại Việt Nam”, nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn những thách thức của người nước ngoài khi làm việc tại đây, đồng thời đề xuất những phương án để doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ được tốt hơn trong việc hội nhập.

Theo khuyến cáo của Navigos Group Việt Nam, các doanh nghiệp cần chú trọng:Đào tạo hội nhập dành riêng cho nhân viên nước ngoài; Các chính sách thăng tiến rõ ràng và công bằng cho người nước ngoài; Xây ựng môi trường làm việc mang phong cách lãnh đạo toàn cầu; Tận dụng công nghệ để thu hút và tuyển dụng ứng viên nước ngoài; Linh hoạt trong chính sách phúc lợi nếu muốn tuyển ứng viên nước ngoài”.

Cụ thể, khi được hỏi về các trải nghiệm “sốc văn hóa” khi làm việc tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ của hai quan điểm “có” và “không” tương đối ngang nhau. Nhưng có tới 60% người tham gia khảo sát cho biết, họ không được tham gia khóa đào tạo dành riêng cho người nước ngoài, đây cũng có thể là lý do liên quan đến “tỷ lệ sốc văn hóa”.

“Sốc văn hóa” được mô tả là thiếu tương tác, mất kết nối và cảm giác cô lập xảy ra do có sự khác biệt trong ngôn ngữ và quan điểm xã hội. Theo khảo sát, các yếu tố dẫn đến sốc văn hóa đều liên quan đến sự khác biệt trong “hệ giá trị xã hội”.

Theo đó, top 3 các nguyên nhân chính dẫn đến sốc văn hóa được các ứng viên bình chọn lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (29%); sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế (môi trường, văn hóa bản địa, các mối quan hệ) chiếm 27%; thiếu sự thấu hiểu (18%). Khi được hỏi về định nghĩa của “sốc văn hóa”, top 3 các mô tả về vấn đề này hầu như đều liên quan đến “thiếu hụt” sự tương tác và kết nối.

Theo đó, top 3 các mô tả này lần lượt là: Khó khăn trong giao tiếp với những người khác (29%); thiếu gắn kết với cộng đồng xã hội và sự hỗ trợ (16%); khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới và văn hóa bản địa (15%); cảm thấy cô đơn và sự cô lập (cùng 15%).

Đáng chú ý, khoảng 50% ý kiến người nước ngoài cho biết “phong cách quản lý chỉ đạo từ trên xuống” là mô tả đúng nhất về cách quản lý tại nơi làm việc ở Việt Nam. Đáng lưu ý, nhóm lãnh đạo theo xu hướng mới của toàn cầu chỉ chiếm 18% ý kiến, trong đó có 10% cho rằng cũng tương tự như phong cách lãnh đạo trên toàn cầu,8% cho rằng tại Việt Nam, người quản lý có “phong cách lãnh đạo mang tính giao thoa văn hóa.”

Quyết định đến Việt Nam làm việc do muốn trải nghiệm, ứng viên nước ngoài không có nhiều tham vọng thăng tiến tại đây. Khi được hỏi về lý do quyết định chuyển đến Việt Nam làm việc, ½ cho rằng họ chuyển sang Việt Nam do có sự hứng thú trong trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây, trong đó 25% cho biết họ hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% cho rằng họ muốn được trải nghiệm thị trường mới.

Đúng với lý do đến Việt Nam làm việc do hứng thú với trải nghiệm mới, ứng viên nước ngoài cũng không thể hiện quá nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc tại đây.

Theo đó, chỉ ¼ cho biết họ muốn được thăng tiến cao hơn tại Việt Nam. 65% không có mong đợi thăng tiến bởi nhiều lý do khác nhau như: Hài lòng với vị trí chuyên gia như hiện tại (27%); chỉ muốn làm việc tự do trong đa dạng lĩnh vực (15%); không nghiêm túc với chuyện thăng tiến, vì sẽ sớm quay lại đất nước của họ (9%); kinh nghiệm tại Việt Nam là điều kiện để thăng tiến khi quay về nước (6%).

Khi được hỏi về những thách thức cho việc thăng tiến tại Việt Nam, top 3 các lý do được ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (34%); Chính sách ưu tiên người bản địa cho vị trí quản lý cấp cao (24%); thiếu sự thấu hiểu trong phong cách quản lý tại Việt Nam (21%).

Còn độ vênh về nhu cầu phúc lợi

Thấu hiểu được những rào cản khi tuyển dụng ứng viên người nước ngoài, Navigos Group Việt Nam thực hiện Báo cáo “Ứng viên nước ngoài: Thách thức và kỳ vọng khi làm việc tại Việt Nam”, nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn những thách thức của người nước ngoài khi làm việc tại đây, đồng thời đề xuất những phương án để doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ được tốt hơn trong việc hội nhập.

Kết quả khảo sát cho thất có sự xuất hiện sự khác biệt giữa các “phúc lợi đặc biệt ứng viên nước ngoài đang được nhận”, và “các phúc lợi họ nghĩ rằng quan trọng nhất”. Theo đó, top 3 những phúc lợi đặc biệt mà họ đang nhận được nhiều nhất lần lượt là: Kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; chi phí cho nhà ở; hỗ trợ chi phí khi về nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu mới là phúc lợi quan trọng nhất, thì top 3 phúc lợi lần lượt là: Phúc lợi về sức khỏe (khám bệnh định kỳ, chi phí tham gia dịch vụ thể thao); nghỉ phép có lương (nghỉ phép hàng năm, việc cá nhân, làm việc tại nhà…) và chi phí nhà ở.

Trên thực tế, phúc lợi tại Việt Nam đạt được sự hài lòng của ứng viên nước ngoài, nhưng chế độ phúc lợi tại “quê nhà” của họ vẫn được đánh giá vẫn tốt hơn. Cụ thể, mặc dù đạt được sự hài lòng đối với các chính sách đãi ngộ và phúc lợi, khi so sánh với chế độ tại quê nhà thì có đến 53% ứng viên được hỏi cho rằng đất nước của họ vẫn có chính sách tốt hơn; 26% cho rằng các chính sách tại Việt Nam tốt hơn và 19% cho rằng không có sự khác biệt.

Ông Gaku Echizenya - Tổng Giám đốc của Navigos Group Việt Nam chia sẻ: “Trong cuộc cách mạng 4.0, nếu như chúng ta luôn hướng đến tạo ra “môi trường làm việc đa dạng hóa” và xây dựng một “nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa”, thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp.

Tôi tin rằng đây cũng là bước đệm đưa Việt Nam lĩnh hội tốt hơn “phong cách lãnh đạo toàn cầu”, đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI nhanh chóng hòa nhập và phát triển bền vững khi đầu tư tại Việt Nam, bởi sẽ không còn bất cứ rào cản nào về văn hóa hay phong cách làm việc trong thời kỳ chuyển đổi số.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai đa dạng các hoạt động với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những nội dung liên quan đến Tháng Công nhân năm 2024.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Xem thêm
Phiên bản di động