Lao động nước ngoài tại Việt Nam: Sẽ tham gia bảo hiểm bắt buộc
![]() | Khó thực hiện khi áp dụng với lao động nước ngoài tại Việt Nam |
Theo số liệu thống kê của Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH thì số lượng lao động nước ngoài (LĐNN) làm việc tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Từ năm 2011 đến năm 2016, số LĐNN từ 63.557 người lên 83.046 người. Số LĐNN làm việc dưới 1 năm chỉ chiếm 4,4% điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng LĐNN và tính ổn định của lao động này ở Việt Nam.
Bên cạnh số lượng LĐNN vào Việt Nam có xu hướng tăng thì lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đang tiếp tục tăng lên qua các năm. Theo quy định của một số nước thì việc áp dụng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng sẽ là mở cơ hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có cơ hội để được tiếp cận thêm các chế độ bảo hiểm xã hội của quốc gia mà người lao động đến làm việc.
Số LĐNN vào Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do một số yếu tố như Hiệp định thương mại tự do, hội nhập khu vực, phát triển kinh tế, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ASEAN. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bộ LĐTBXH cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, hiện nay theo thiết kế của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có nhóm đối tượng áp dụng cả 5 chế độ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; bên cạnh đó có nhóm đối tượng cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chỉ áp dụng với hai chế độ là hưu trí và tử tuất như cán bộ không chuyên trách cấp xã, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không bao gồm hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp trúng thầu, đầu tư ra nước ngoài), người đi theo diện phu nhân, phu quân. Như vậy, rõ ràng việc thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể được thực hiện với một, một số hoặc cả 5 chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định của một số nước thì việc áp dụng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng sẽ là mở cơ hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có cơ hội để được tiếp cận thêm các chế độ bảo hiểm xã hội của quốc gia mà người lao động đến làm việc. Số LĐNN vào Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do một số yếu tố như Hiệp định thương mại tự do, hội nhập khu vực, phát triển kinh tế, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ASEAN. |
Từ ngày 1/7/2017, chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được điều chỉnh bởi Luật An toàn vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó tại khoản 7 Điều 6 của Luật An toàn vệ sinh lao động đã có quy định “... riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người LĐNN khi làm việc tại Việt Nam và thực hiện nguyên tắc về đối xử bình đẳng, Bộ LĐTBXH đề xuất đối tượng là người LĐNN làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được thực hiện với cả 5 chế độ là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bài 1: Bức tranh giao thông đa sắc màu

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành

Quy định mới trong nộp thuế thu nhập cá nhân

Du khách khắp nơi đổ về chùa lớn nhất Đà Nẵng cầu an năm mới

Hà Nội: Thực hiện nghiêm kiểm tra công vụ ngay sau nghỉ Tết Nguyên đán

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân có lợi cho người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động
Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án sân bay quốc tế Long Thành
Tin mới 29/01/2023 19:16

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Tin mới 28/01/2023 22:30

Cổng chào năm mới tại phố biển Nha Trang bất ngờ gẫy gập xuống đường
Thời sự 28/01/2023 09:06

Khẩn trương, tập trung vào công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Tin mới 27/01/2023 21:18

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội động viên doanh nghiệp ra quân sản xuất đầu năm
Chỉ đạo - Điều hành 27/01/2023 21:15

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thăm, làm việc tại tỉnh Hưng Yên và dự Lễ phát động Tết trồng cây
Thời sự 27/01/2023 17:38

Người dân ồ ạt quay lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
Tin mới 27/01/2023 17:08

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Làm ngày, làm đêm” cho công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Tin mới 27/01/2023 17:04

TP.HCM: Tổ chức bữa cơm ấm áp đầu năm mới cho công nhân đón Tết xa quê
Tin mới 27/01/2023 14:39

Khánh Hòa trồng 400 cây sao hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Thời sự 27/01/2023 14:27