Vai trò, vị thế Công đoàn là điểm tựa vững chắc của người lao động

(LĐTĐ) Quá trình hội nhập quốc tế cùng với việc thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức Công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước nói riêng. Để đáp ứng được vận hội mới, đòi hỏi công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước phải đổi mới, tạo sức bật khẳng định vai trò, vị thế thực sự là điểm tựa vững chắc của người lao động.
Nâng cao vị thế Công đoàn trong tình hình mới Khi vị thế Công đoàn ngày càng được khẳng định và nâng cao Phong trào thi đua khẳng định vị thế công đoàn

Những thách thức của hoạt động Công đoàn trong thời kỳ mới

Trong quá trình hoạt động của tổ chức Công đoàn, việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là điểm mấu chốt và quan trọng, quyết định cho hệ thống Công đoàn vững mạnh. Từ đó mới có đủ vị thế để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ cốt lõi của mình, nhất là khi nước ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) và những cam kết quốc tế.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hiện đang quản lý chỉ đạo 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tổng số 8.899 công đoàn cơ sở và 608.630 đoàn viên. Trong đó, Công đoàn doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước là 5.480 công đoàn cơ sở với 413.728 đoàn viên (chiếm 61,5% số công đoàn cơ sở và 67,9% tổng số đoàn viên công đoàn toàn Thành phố).

Vai trò, vị thế Công đoàn là điểm tựa vững chắc của người lao động
Hội thảo với chủ đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Ảnh: Minh Phương

Tại Hội thảo với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước” được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, các công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn cũng đã phát huy tốt vai trò đại diện, bảo vệ của mình; tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, theo hướng thiết thực; thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động;

Đại diện tập thể người lao động tham gia xây dựng các nội quy, quy chế của doanh nghiệp; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế khen thưởng. Từ đó đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; xây dựng đội ngũ công nhân lao động Thủ đô phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình quan hệ lao động và hoạt động Công đoàn trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước trên thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, chậm đổi mới, chưa theo kịp với đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn và kỳ vọng của số đông người lao động.

Trong đó, đáng băn khoăn nhất là có lúc, có nơi, vị trí, vai trò, tiếng nói của công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cơ sở còn mờ nhạt; hoạt động đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động còn kém hiệu quả. Năng lực thương lượng, đối thoại và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động của cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế; nhiều cán bộ công đoàn cơ sở chưa tâm huyết, gắn bó với người lao động.

Lấy dẫn chứng cụ thể về những hạn chế trong hoạt động, bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Long Biên chia sẻ, tại doanh nghiệp, thương lượng tập thể được coi là chìa khóa giúp giảm thiểu và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng. “Thỏa ước thương lượng tập thể được ví như một “Bộ luật lao động con” tại mỗi doanh nghiệp.

Một bản Thỏa ước lao động tập thể có chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và giải quyết các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp”, bà Phan Thị Thu Hằng nêu.

Tuy nhiên, nói về vai trò của Thỏa ước thương lượng tập thể, bà Phan Thị Thu Hằng cũng cho hay, đến nay, việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể vẫn chưa thực sự được cả người sử dụng lao động và người lao động quan tâm, vẫn còn nhiều hạn chế và ít nhiều hình thức.

Đây là nguyên nhân khiến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định và quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo, nhất là liên quan đến lương, thưởng, chính sách đãi ngộ.

Bên cạnh những hạn chế trong hoạt động, quá trình hội nhập quốc tế cùng với việc thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức Công đoàn. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Lê Đình Hùng cho biết, việc pháp luật cho phép thành lập “tổ chức của người lao động” tại doanh nghiệp ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam là vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ.

Những tổ chức này sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm chính trị như tổ chức Công đoàn, mà chỉ tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong khi tổ chức Công đoàn Việt Nam ngoài chức năng đại diện, bảo vệ còn phải thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội nên nguồn lực phân tán, thiếu cơ chế chủ động trong tổ chức, tuyển dụng và sử dụng cán bộ.

Sự xuất hiện “tổ chức của người lao động” tại doanh nghiệp ngoài Công đoàn Việt Nam có nguy cơ làm tăng chậm, thậm chí giảm số lượng đoàn viên cũng như số lượng công đoàn cơ sở. Nếu công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước không có sự thay đổi sẽ dễ xảy ra “dòng chảy” đoàn viên từ tổ chức Công đoàn sang “tổ chức của người lao động” mới thành lập, dẫn đến hệ lụy tổ chức Công đoàn dễ xa rời công nhân, đánh mất vai trò của mình.

Phải khẳng định vai trò thực sự là tổ chức đại diện cho người lao động

Cũng tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước”, các đại biểu và đại diện Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở, Công đoàn cơ sở trực thuộc cũng đã tập trung thảo luận các vấn đề như thực trạng hoạt động công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước;

Vai trò của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; tác động cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Công đoàn khu vực ngoài Nhà nước…

Vai trò, vị thế Công đoàn là điểm tựa vững chắc của người lao động
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Về việc buộc phải nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Long Biên đề xuất Chính phủ cần bổ sung quy định việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể là hình thức bắt buộc (hiện nay mới bắt buộc việc thương lượng).

Các cấp Công đoàn cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, đào tạo chuyên gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể... để cả người sử dụng lao động và người lao động thấy rõ vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Dưới góc nhìn của công đoàn cơ sở, ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Meiko bày tỏ tâm tư, công đoàn cơ sở được thành lập tại Công ty đã thể hiện được vai trò bảo vệ quyền lợi cho người lao động, vì người động. Tuy nhiên việc công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ và hoạt động như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

“Rất nhiều Chủ tịch công đoàn cơ sở cũng là người lao động ăn lương của doanh nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp cũng sẽ khiến tiếng nói của cán bộ công đoàn cơ sở phần nào bị hạn chế. Do vậy, chúng tôi nghĩ cần có cơ chế đãi ngộ cũng như bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở, có vậy, cán bộ công đoàn mới có thể mạnh mẽ nói lên tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động”, ông Phan Thanh Hải kiến nghị.

Cũng từ thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Nhân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử ASTI đề xuất, để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, cán bộ công đoàn cơ sở cần được quan tâm, cần được đào tạo, và hỗ trợ sát sao để họ nâng cao bản lĩnh, có tố chất và dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Ông Nhân cũng bày tỏ, khi được phép xây dựng các tổ chức bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp thì Công đoàn phải có những hoạt động cụ thể hơn, mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động hơn để đáp ứng thời kỳ mới.

Về những tác động của việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới tới hoạt động công đoàn trong thời gian tới, ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền về những thời cơ và thách thức đến cán bộ, đoàn viên và người lao động;

Đổi mới mạnh mẽ nội dung phương thức hoạt động; tập trung phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, đáp ứng yêu cầu tình hình mới; kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Công đoàn Việt Nam, phê duyệt Đề án đổi mới tổ chức hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới…

Ngoài ra, đại diện các công đoàn cơ sở cũng nêu ý kiến trong tình hình mới, hoạt động của công đoàn cơ sở phải hạn chế tính hình thức, bề nổi, hướng tới các chức năng cốt lõi đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động như: Thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đối thoại, giải quyết những vướng mắc trong quan hệ lao động để tổ chức Công đoàn thực sự là điểm tựa vững chắc của người lao động.

Vai trò, vị thế Công đoàn là điểm tựa vững chắc của người lao động
Ông Phan Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Meiko kiến nghị cần có cơ chế hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở. Ảnh: Minh Phương

“Bốn cần” để làm cho công đoàn cơ sở mạnh

Trước những thực tế khó khăn của công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước gặp phải, Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay cơ bản hệ thống quy định của pháp luật về Công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở nói riêng đều tương đối đầy đủ về cơ chế, chính sách cho Công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở nói riêng, góp phần cho tổ chức, hoạt động của hệ thống Công đoàn phát huy hiệu quả thời gian qua.

Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn không phải chỉ là bảo vệ quyền lợi của đoàn viên mà là bảo vệ quyền lợi của toàn thể 54 triệu lao động, cả khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước.

Đề xuất một số định hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật. Trong đó, Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi cho rằng, cần thí điểm thành lập công đoàn cơ sở ghép trong các đơn vị có dưới 25 đoàn viên; nghiên cứu, hướng dẫn đổi mới mô hình tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có trên 2000 lao động khu vực ngoài Nhà nước; nghiên cứu sửa đổi quy định về nhiệm vụ của công đoàn cơ sở phù hợp với từng loại hình đơn vị, doanh nghiệp và theo hướng giảm những nhiệm vụ không liên quan trực tiếp đến chức năng đại diện của công đoàn trong phạm vi quan hệ lao động.

Đề nghị các công đoàn cơ sở phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động, tạo sức bật trong bối cảnh nhiều thách thức, khó khăn, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đặc biệt lưu ý, cần phải có “bốn cần” để làm cho công đoàn cơ sở mạnh, đó là: Phát triển đoàn viên, quản lý tốt đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên và quyền lợi cho đoàn viên.

Để làm được điều đó, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải đề nghị các công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước cần quan tâm một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là phải thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ cho người lao động, qua đó thu hút, tập hợp được người lao động đến với tổ chức của mình. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là phải giữ cho được số đoàn viên, chuẩn bị tâm thế để thu hút, tập hợp và phát triển thêm đoàn viên công đoàn.

Tiếp theo là phải xác định rõ nhiệm vụ cho công đoàn cơ sở cơ sở, không để công đoàn cơ sở ôm đồm quá nhiều việc, tập trung vào nhiệm vụ chính, trọng yếu là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động. Tập trung triển khai các chương trình như thương lượng tập thể, phúc lợi đoàn viên…

Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chế độ đối với cán bộ công đoàn cơ sở và xem xét rõ vị thế cán bộ công đoàn cơ sở tại cơ sở. Ngoài ra, cần cân nhắc thêm mô hình hoạt động công đoàn cơ sở hiện nay. Theo đó, trong cơ cấu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, cần có những người có trí tuệ, hiểu biết về hoạt động của đơn vị để tham gia đóng góp với đơn vị, từ đó tham gia xây dựng chính sách cho đoàn viên, người lao động sẽ hiệu quả hơn.

“Đối với cán bộ công đoàn cơ sở, cũng cần xác định đây là một nhiệm vụ, công việc, do đó thay đổi suy nghĩ, hành động, “nói thì phải làm”, và khi đã làm phải có kết quả, hiệu quả cụ thể”, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh./.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

(LĐTĐ) Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

(LĐTĐ) Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ sống còn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và phát triển tổ chức Công đoàn.
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 95 năm vẻ vang đồng hành cùng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tại thời khắc đặc biệt chúng ta nhớ đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về một số kết quả nổi bật mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng về đổi mới tổ chức, hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống và kinh nghiệm 95 năm xây dựng và phát triển, để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, với sự lên ngôi của mạng xã hội, phương thức tuyên truyền, cách thức truyền thông như nào đối với các lĩnh vực nói chung, tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội quan tâm.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), 30 năm thành lập Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố với nhiều nội dung thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động