Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Chủ động triển khai công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá

Bảo vệ và phát triển văn hóa

Đây là nội dung được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhằm phát triển, bảo vệ văn hóa Thủ đô. Trong đó, ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế.

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa
Khu di tích Cổ Loa một trong những khu di tích được bảo tồn đặc biệt.

Thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn thành phố Hà Nội) cho hay, ông đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến văn hóa.

Nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến những khó khăn trong phát triển văn hóa không chỉ có ở Thủ đô mà còn là những vấn đề chung của đất nước, đại biểu mong muốn một số chính sách, giải pháp đặc thù cho phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ được áp dụng cho các thiết chế, cho các hoạt động văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô.

“Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì mới chỉ áp dụng cho các dự án của Hà Nội, vì vậy tôi mong rằng phạm vi áp dụng sẽ được mở rộng hơn cho các dự án khác ở Hà Nội, để có thể giải quyết được những bức xúc trong các dự án như ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình hay ở Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam...

Chúng ta cũng biết rằng các hợp tác công tư là thực sự có ý nghĩa, có thể giải quyết được những vấn đề cho các dự án này, chúng ta không nên chờ đợi để sửa Luật PPP, trước khi quá muộn thì nên áp dụng cho các dự án chung không chỉ của Hà Nội mà cả các dự án, công trình của quốc gia trên địa bàn Hà Nội nữa”, đại biểu Bùi Hoài Sơn góp ý.

Cùng quan tâm đến vấn đề văn hóa trong dự án Luật, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) cho rằng, Điều 21 quy định về phát triển văn hóa, thể thao là một điều luật rất dài, vì vậy, cần phải rà soát lại. Ví dụ như dự thảo Luật đang quy định giá trị di sản vật thể và phi vật thể trong một điểm, cần tách ra, để các chính sách rõ ràng.

Liên quan đến việc bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị phải có tiêu chí, phải đánh giá được thế nào là biệt thự cũ, thế nào là công trình kiến trúc có giá trị. Tại Điều 21 đang quy định một số chính sách cho cả công trình, người lao động, vận động viên và người làm văn hóa, đại biểu đề nghị các vấn về liên quan đến con người cũng nên tách riêng.

Cụ thể hơn về đối tượng được ưu đãi

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) đồng tình với các quan điểm về phát triển văn hóa, thể thao và ưu tiên các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô, nhất là việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định nội dung mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên theo khả năng cân đối ngân sách Thành phố đối với nhiều trường hợp được quy định cụ thể. Trong đó, có nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể được truyền dạy, thực hành và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Có thể thấy, với gần 2.000 di sản văn hóa phi vật thể các loại hình đang hiện hữu, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa phi vật thể nhất cả nước. Thành phố cũng có đến hàng trăm người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Hiện nay, chế độ đãi ngộ nói chung cho các Nghệ nhân được phong tặng danh hiệu còn khá ít ỏi và thường mang tính chất động viên tinh thần là chính. Bởi vậy, việc đãi ngộ xứng đáng sẽ động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao, truyền, quảng bá và phát huy các giá trị di sản đang nắm giữ.

Theo đại biểu, Hà Nội có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể cần được ưu tiên bảo vệ khẩn cấp, đặc biệt là các di sản thuộc loại hình diễn xướng dân gian. Đây là các di sản không được thực hành thường xuyên và những người nắm giữ di sản tuổi thường đã cao và rất hiếm đối tượng để trao, truyền. Không gian, điều kiện để thực hành những di sản này cũng không còn nhiều do môi trường sống có nhiều thay đổi.

“Tôi cho rằng, việc quan tâm đến chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, những người thực hành di sản văn hóa phi vật thể và việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản phi vật thể là vô cùng cần thiết, ý nghĩa. Việc này có hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô, xứng tầm với truyền thống 1.000 năm Thăng Long Hà Nội và cũng là nền tảng quan trọng để chúng ta phát triển du lịch văn hóa tại Thủ đô.

Tuy nhiên, điểm a khoản 4 Điều 21 dự thảo Luật quy định: "Đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa có trong quy định của cơ quan nhà nước cấp trên là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật" còn quá chung chung nên sẽ khó xác định.

Vì vậy, cần quy định rõ ràng và cụ thể hơn về đối tượng này hoặc bổ sung thêm "Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quy định cụ thể đối tượng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được hưởng ưu đãi đặc thù” để chặt chẽ và dễ xác định hơn”, đại biểu đề nghị.

Các khu vực, di tích và di sản sau đây được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gồm: Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di sản văn hóa khác được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới; Khu di tích Cổ Loa và các di tích quốc gia đặc biệt khác, các di tích quốc gia, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh trên địa bàn Thủ đô; di tích cấp Thành phố; di sản văn hóa trong danh mục được kiểm kê; Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây; Phố cổ, làng cổ và làng nghề, làng có nghề truyền thống tiêu biểu; Biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị.

(Theo khoản 3 Điều 21 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động