Chủ động triển khai công tác phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô
Tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa sâu rộng tình yêu với Hà Nội Khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô |
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội làm Trưởng Đoàn giám sát; đồng chí Hoàng Trọng Quyết - Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội làm Phó Trưởng Đoàn giám sát.
Tiếp Đoàn giám sát có các đồng chí: Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; các Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội: Phạm Bá Vĩnh, Nguyễn Chính Hữu, Nguyễn Huy Khánh; các đồng chí trong Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc. |
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết, trong 2 năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Cụ thể, trong công tác tuyên truyền, đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng đoàn LĐLĐ Thành phố, các cấp Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đoàn viên, CNVCLĐ về vị trí, vai trò của sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Hàng tháng, LĐLĐ Thành phố phát hành 1 số Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở với 10.700 cuốn, được phát tới các cán bộ Công đoàn từ Thành phố đến cơ sở.
Cạnh đó, Đảng đoàn LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong CNVCLĐ, góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động; bồi dưỡng hạt nhân văn hóa cơ sở; thúc đẩy và phát huy tính sáng tạo; góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và lành mạnh hóa lối sống của đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô, nhất là thế hệ trẻ; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết phát biểu tại buổi làm việc. |
Hằng năm, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động như: Hội khỏe CNVCLĐ Thủ đô; Cuộc thi ảnh “Dấu ấn Công đoàn và người lao động Thủ đô”; Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ Thủ đô; Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô. Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi làm việc, khu nhà ở, khu vực có đông CNLĐ cư trú. Hiện trên địa bàn Thành phố đang có 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân; 61 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, 35 Cụm văn hóa thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ CNVCLĐ.
Các cấp Công đoàn Thủ đô đã chủ động phối hợp với chuyên môn, chính quyền đồng cấp nâng cao thể chất người lao động; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Hàng năm, các cấp Công đoàn tích cực vận động đoàn viên, người lao động đăng ký công nhận sáng kiến trong lao động sản xuất nhằm khích lệ sự sáng tạo trong đoàn viên, người lao động. Kết quả: Năm 2021, có 17.207 sáng kiến với giá trị làm lợi trên 260 tỷ đồng; năm 2022, có 18.395 sáng kiến với giá trị làm lợi trên 240 tỷ đồng. Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã phối hợp với chính quyền và các đơn vị liên quan tổ chức hiệu quả Hội thi thợ giỏi nhằm nâng cao kỹ năng, tay nghề, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ngoài ra, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, thực hiện tốt 2 bộ Quy tắc ứng xử, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô thanh lịch, văn minh. Tính đến hết quý I/2023, đã có 3.041 đơn vị đăng ký công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2027.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu tại buổi làm việc. |
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh nhấn mạnh, qua 2 năm thực hiện Chương trình 06-Ctr/TU và Nghị quyết 09-CTr/TU, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tích cực, nghiêm túc triển khai tổ chức các đợt học tập, nghiên cứu với nội dung, hình thức phong phú, cách làm thiết thực phù hợp với đặc điểm từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, góp phần tạo chuyển biến về tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; đồng thời góp phần xây dựng và hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, nâng cao trách nhiệm của mỗi tập thể, cán bộ, đoàn viên.
Thời gian tới, Đảng đoàn LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2023 - 2025 có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực; nâng cao chất lượng mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” và “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua do Công đoàn phát động; đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất…
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã báo cáo kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình 06-Ctr/TU và Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong các cấp Công đoàn Thủ đô.
Quang cảnh buổi làm việc. |
Tham gia đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn giám sát đã đánh giá cao Đảng đoàn LĐLĐ Thành phố trong việc chủ động triển khai bài bản, đồng bộ Chương trình 06-Ctr/TU và Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với nhiều cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Các đại biểu dự buổi làm việc đã sôi nổi trao đổi, thảo luận, làm rõ những kết quả đã đạt được và đề xuất các giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 06-Ctr/TU và Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong các cấp Công đoàn Thủ đô.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Đảng đoàn LĐLĐ Thành phố trong việc triển khai Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nổi bật là việc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022 - 2025”.
Song song với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đoàn viên, người lao động về vị trí, vai trò của sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; đồng thời từng bước xây dựng các thiết chế văn hóa tại cơ sở, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi làm việc, khu nhà ở, khu vực có đông công nhân lao động cư trú, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị thời gian tới Đảng đoàn LĐLĐ thành phố Hà Nội cần tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát huy sự sáng tạo trong đoàn viên, người lao động để tạo ra các sản phẩm công nghiệp văn hóa đặc trưng cho người lao động; phối hợp với các sở, ban, ngành huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các sáng kiến, sản phẩm sáng tạo của đoàn viên, người lao động; đào tạo, nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho người lao động…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13