Đánh thức du lịch sông Hồng

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, sông Hồng luôn được coi là dòng sông mẹ bởi tầm ảnh hưởng cả về văn hóa, kinh tế lẫn chính trị. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc khai thác tiềm năng du lịch sông Hồng vẫn còn bỏ ngỏ. Giờ đây, cùng với đồ án phân khu được phê duyệt, Hà Nội đang hướng đến “đánh thức” du lịch sông Hồng.
Đánh thức tiềm năng du lịch sông Hồng Du lịch sông Hồng: Đầu tư nhiều vẫn không thu hút du khách

Tiềm năng chưa được “đánh thức”

Sông Hồng không chỉ cung cấp lượng phù sa khổng lồ, giúp những cánh đồng đôi bờ thêm màu mỡ, trù phú mà còn tạo nên cảnh quan ấn tượng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Hà Nội nói riêng. Dọc tuyến sông Hồng qua địa bàn Hà Nội có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề đặc sắc. Có thể kể đến đình Chèm ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, với bốn cột trụ to, nằm sát bờ sông. Sông Hồng quãng này rất rộng, tạo cảnh quan bề thế, hùng vĩ.

Cách đó không xa, ngay tại đoạn chảy qua trung tâm Thành phố, đền Ghềnh nằm ven sông thờ Công chúa Lê Ngọc Hân cũng là di tích thu hút đông đảo khách thập phương. Đi xuống một chút, làng gốm Bát Tràng vốn là một điểm du lịch có tiếng lâu năm. Đến Bát Tràng bằng đường sông, khách tham quan sẽ có trải nghiệm mới khi được cập vào bến nước cổ, luồn lách qua những ngõ hẹp của làng gốm trước khi đến với phiên chợ sầm uất, vừa mua đồ gốm, vừa có thể thử làm thợ gốm - một dịch vụ rất phổ biến nơi đây.

Đánh thức du lịch sông Hồng
Du khách thăm quan một điểm di tích của Hà Nội.

Cũng trên khúc sông chảy qua Hà Nội, những cây cầu kết nối đôi bờ sông Hồng ẩn chứa những tiềm năng để giới thiệu cho du khách lịch sử cận đại và đương đại của Hà Nội. Từ cầu Long Biên thời thuộc địa, cầu Thăng Long, Chương Dương của quãng thời gian đầy gian khó trước đổi mới, giai đoạn của kiến trúc cầu kết cấu bằng thép đã nhường chỗ cho những cây cầu bê tông như Vĩnh Tuy, Thanh Trì - Phù Đổng, Đông Trù… của thời kỳ đất nước băng mình vượt khó bằng ý chí tự cường mãnh liệt. Trong đó, sự xuất hiện trên sông Hồng, cầu Nhật Tân với kết cấu dây văng hiện đại, đánh dấu sự chuyển mình kỳ diệu của Thủ đô lên tầm cao mới.

Những năm gần đây, du lịch sông Hồng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các di tích, các điểm tham quan trên địa bàn Thủ đô. Công ty Cổ phần Thăng Long GTC - đơn vị tổ chức khai thác tour du lịch sông Hồng còn hợp tác với hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên. Từ sự hợp tác này, tuyến du lịch sông Hồng được mở rộng, có thêm các điểm du lịch như: đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên), chùa Phật Tích, chùa Dâu (Bắc Ninh). Đây đều là những di tích có lịch sử lâu đời, kiến trúc cảnh quan đẹp.

Ngoài ra, nếu không có thời gian hơn nữa, khách tham quan có thể tham gia các tour ngắn khoảng bốn giờ đồng hồ đi trên sông qua các điểm du lịch như: Chùa Bồ Đề - cầu Chương Dương - cầu Long Biên - cầu Nhật Tân - cầu Thăng Long - đình Chèm (tour “Hành trình những bản tình ca”) hay tour “Đêm sông Hồng” với lịch trình chùa Bồ Đề - cầu Chương Dương - cầu Long Biên - cầu Nhật Tân. Trong tour “Đêm sông Hồng”, khách tham quan được tham gia thả hoa đăng trên sông…

Trên thực tế, bên cạnh những tour du lịch được tổ chức một cách chu đáo, cũng cần phải nhắc đến những khu du lịch “tự phát” như Thung lũng hoa hồ Tây, Vườn dâu tây Chimi, Vườn cúc họa mi, Vườn hoa Phương Linh, hay Bãi đá sông Hồng, vườn nhãn Long Biên... đặc biệt là khu bãi giữa sông Hồng. Rộng vài héc-ta, bãi giữa sông Hồng được ví như một nét duyên trong sự thướt tha của Hà Nội 36 phố phường.

Lẽ ra với tiềm năng dồi dào và giàu bản sắc như vậy, du lịch sông Hồng phải là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô từ lâu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hiện sản phẩm này mới chỉ thu hút được một lượng khách du lịch khiêm tốn, chủ yếu là số ít khách đi theo đoàn du lịch tâm linh.

Đánh giá về tiềm năng du lịch trên sông Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thăng Long GTC Tạ Minh Hùng (doanh nghiệp đang vận hành khai thác tour sông Hồng) cho rằng, đi du lịch sông Hồng, thú vị nhất là được ngắm cảnh, tham quan đình, chùa dọc hai bên bờ. Đồng thời, được khám phá, trải nghiệm mới khác hẳn với tour đường bộ. Tuy nhiên, ông Tạ Minh Hùng cũng thừa nhận mặc dù từ 20 năm nay đã đưa vào khai thác 4 sản phẩm du lịch trên sông Hồng, nhưng chưa thể tạo thành sản phẩm thực sự đặc sắc, mang dấu ấn đặc trưng của du lịch Hà Nội.

Chờ “mỏ vàng” tỉnh giấc

Một trong những vướng mắc khiến cho du lịch sông Hồng chưa hấp dẫn, thu hút nhiều du khách là do cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Hiện nay, Hà Nội chưa có cầu tàu phục vụ riêng cho khách du lịch. Khách tham quan phải lên tàu từ cầu cảng tạm tại bến Chương Dương Độ. Mùa cạn mực nước thấp, tàu không thể cập bến, khách tham quan phải lên tàu từ chùa Bồ Đề. Một vấn đề khác đặt ra là lâu nay, Thành phố chưa đầu tư xây dựng hai bên sông. Rất nhiều đoạn sông, ngay cả đoạn chảy qua khu vực nội thành có cảnh quan nhem nhuốc, các ngôi nhà xây dựng tạm bợ. Một số đoạn sông là nơi tập kết rác thải, phế thải xây dựng, khai thác cát... mà tất cả nguyên nhân đều được gói gọn trong hai từ “quy hoạch”.

Từ hơn 30 năm qua đã có nhiều nghiên cứu về quy hoạch xây dựng hai bên sông Hồng với sự tham gia của cả trong và ngoài nước. Nhiều dự án của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cả hợp tác với nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Italia…) đã đề xuất nhiều ý tưởng mới để phát huy giá trị khu vực hai bên sông Hồng. Từ an toàn thoát lũ, chỉnh trị lòng sông, giao thông thủy, giao thông ven sông, xây dựng không gian xanh, công viên đến xây dựng đô thị mới đa chức năng từ để ở đến dịch vụ thương mại, du lịch.

Có chiều dài chảy qua Hà Nội khoảng 160km, trên địa bàn 15 quận, huyện, thị xã gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, trong đó có tới 40km qua nội đô, bởi thế, sông Hồng được xác định là trục không gian cảnh quan chủ đạo, không gian kết nối đô thị trung tâm Hà Nội.

Sau mở rộng địa giới hành chính Hà Nội năm 2008, trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030, đã có định hướng phát triển khu vực hai bên sông Hồng lên tầm cao mới. Đó là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Trong Luật Thủ đô (2013) cũng đã xác định: “Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy có hình thái kiến trúc, có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên sông Hồng”.

Để thực hiện những định hướng trên, ngay từ tháng 10/2012, Thành phố đã xác định nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Đây là đồ án quy hoạch phức hợp, tích hợp đa ngành, chịu tác động của nhiều luật về xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc quy hoạch, phòng chống thiên tai, đê điều, quy hoạch vùng, quy hoạch phòng chống lũ…

Qua gần 10 năm nghiên cứu với sự tích cực của thành phố Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, sự tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, giới chuyên gia, cộng đồng, vào cuối tháng 3/2022 vừa qua Ủy ban nhân dân Thành phố đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô 11.000ha thuộc địa giới hành chính của 55 xã, phường thuộc 13 quận, huyện.

Trong đó ngoài diện tích mặt nước gần 3.600ha, còn khoảng hơn 7.000ha trong đó có hơn 5.000ha đất bãi, còn lại là đất ở dân dụng, đất cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng và di tích. Đây là quy mô đất lớn gần gấp 2 lần quỹ đất khu nội đô lịch sử. Kết quả này thể hiện sự năng động, quyết liệt của Thành phố, tạo đột phá về diện mạo để Thủ đô phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao chất lượng sống cho người dân theo hướng văn minh, hiện đại.

Quy hoạch phân khu được duyệt đã tuân thủ yêu cầu thoát lũ. Các bãi sông được sử dụng lấy mục tiêu phòng chống lũ là mục tiêu hàng đầu, ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Các khu dân cư đủ diện tích để dung nạp quy mô 300.000 người (năm 2050), trong đó cải tạo, chỉnh trang cho khoảng 215.000 người, nhóm nhà ở xây dựng mới cho 85.000 người.

Một số hộ dân trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực bị sạt lở, mất an toàn, khu có lũ lớn sẽ phải di dời. Các khu dân cư được tồn tại cải tạo đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo tồn đất dịch vụ, làng nghề, các công trình tôn giáo, di tích, công viên có chức năng đô thị, nông nghiệp hoặc tổng hợp.

Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết từng khu vực chức năng, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Để thực hiện cần có sự quyết tâm để giải quyết các thách thức về nguồn lực đầu tư, về ứng dụng khoa học công nghệ, về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và nhất là xác lập cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi kêu gọi đầu tư, sáng tạo cho không gian công cộng, liên kết với vùng, khu vực.

Sau khi đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được thành phố Hà Nội phê duyệt, các quận, huyện nằm trong phạm vi quy hoạch đang tích cực cụ thể hóa bằng những kế hoạch, đề án phục vụ cộng đồng. Trong đó, đề xuất cải tạo khu vực bãi giữa sông Hồng thành công viên văn hóa, du lịch của quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên đã thu hút sự đồng tình ủng hộ của người dân cũng như nhiều ý kiến đóng góp của chuyên gia.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, hiện nay, tại khu vực trung tâm rất thiếu không gian công cộng, nhất là các không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật của người dân. Với lợi thế về giao thông đường sông, cảnh quan mặt nước và cây xanh, khu vực bãi giữa, bãi bồi sông Hồng là điều kiện tốt để phát triển các không gian nhằm phục vụ nhu cầu cộng đồng.

Về giải pháp kết nối khu vực bãi giữa, bãi bồi với khu vực trung tâm để người dân có thể tiếp cận dễ dàng, ông Phạm Tuấn Long cho biết, quận Hoàn Kiếm đã triển khai giải phóng mặt bằng và mở đường phố Chương Dương Độ; trong năm nay sẽ triển khai khởi công dự án mở đường hầm qua đê kết nối phố Trần Nguyên Hãn với khu vực này. Trong thời gian tới, quận tiếp tục nghiên cứu đối với các tuyến phố ngang nhằm tăng khả năng kết nối giao thông giữa khu vực trong đê và ngoài đê…

Nhìn từ những nỗ lực của cả cấp chính quyền và người dân, hình bóng về một thành phố mới hình thành hai bên bờ sông Hồng đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đây là cơ sở để hy vọng về một tour du lịch sông Hồng hấp dẫn hơn. Còn trong tương lai gần trước mắt, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ban, ngành liên quan, để du lịch sông Hồng có thể sớm trở thành một “đặc sản” của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Khác với sự hiện đại, bề thế, chỉ cách một con đê, bãi giữa là một không gian mà người ta có cảm giác như lạc về quá khứ giữa màu xanh của cánh đồng ngô bát ngát, màu hồng của dòng chảy phù sa và những bãi cát mềm mại trắng ngà. Những màu sắc kỳ diệu của thiên nhiên đan xen với không gian yên tĩnh sẽ khiến bạn có được ngay cảm giác dễ chịu sau khi để lại sau lưng những tiếng ồn ào của đô thị.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Xem thêm
Phiên bản di động