Ung thư nào ăn theo thực phẩm không an toàn?

Gan khó lòng đảm nhiệm chức năng giải độc với hiệu quả như mong muốn nếu chính gan… ngộ độc! 
ung thu nao an theo thuc pham khong an toan Trang bị kỹ năng cho người tiêu dùng về thực phẩm sạch
ung thu nao an theo thuc pham khong an toan Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc
ung thu nao an theo thuc pham khong an toan Sự thật "đáng thất vọng" về những loại thực phẩm bán sẵn
ung thu nao an theo thuc pham khong an toan Những thực phẩm đã mang bầu là không ăn!

Tội cho lá gan một đời gồng mình chịu trận chờ ngày ung thư chỉ vì món ăn thiếu an toàn vệ sinh đang thả nổi hơn lục bình mùa nước lũ.

Tổ chức Y tế Thế giới ắt hẳn có luận cứ vững chắc khi cảnh báo không dưới 70% bệnh mãn tính là hệ quả của thực phẩm không an toàn, nói đúng hơn, của chất phụ gia trong thực phẩm công nghệ.

Đáng lo hơn nhiều vì ở nước mình mối nguy phải nhân năm, nhân mười với hóa chất bảo quản, hóa chất đánh bóng thuộc danh sách chất cấm vì sinh ung thư đang thả nổi trong tay của con buôn xem sinh mạng người tiêu dùng nhẹ hơn tờ giấy bạc!

Đừng tưởng chuyện nhỏ!

Chuyên gia về bệnh miễn nhiễm ở ĐH Stuttgart đã chứng minh là bạch cầu và thực bào, sau nhiều lần bị huy động vì cơ thể ghi nhận tình trạng dị ứng đâu đó, sau giai đoạn đầu hăng hái lăng xăng bỗng trở nên ù lì theo kiểu ngu gì mà làm. Khi đó, chỉ cần một đợt bội nhiễm siêu vi hay vi khuẩn, cho dù là cường độ chẳng bao nhiêu, vẫn thừa sức đốn ngã nạn nhân do hàng phòng vệ đồng lòng ngồi chơi xơi nước!

Mỗi lần có hiệu lệnh báo động dù là thầy thuốc đã đặt tên cho tình trạng này là “hội chứng bội nhiễm giả”, một thành phần thực bào khác luôn luôn phản ứng rất thái quá trong việc săn lùng rốt ráo và tiêu diệt thẳng tay bệnh nguyên theo kiểu thà lầm hơn sót. Đó là lực lượng tế bào mang tên của tác giả đã phát hiện thành phần này: Tế bào Kupfer!

Tế bào “lãng nhách” này trên đường công tác lại rất khoái khẩu với nhóm tế bào cách mấy cũng gắn liền với độc tố hay phế phẩm nào đó: Tế bào gan. Hậu quả càng nhiều đợt báo động do cơ thể tiếp xúc với rác trong thực phẩm mất vệ sinh, nhu mô gan càng bị phá vỡ dưới tác động của tế bào Kupfer. Tế bào mỡ khi đó thừa nước đục thả câu lấn sân chiếm chỗ để gan thành gan nhiễm mỡ.

Vùng tập trung của tế bào mỡ bao giờ cũng chèn ép vùng lân cận. Nhu mô gan khi đó dễ hóa xơ vì thiếu dưỡng khí, thiếu dưỡng chất. Trên nền xơ gan tế bào gan sớm muộn cũng biến thể thành một dạng tế bào thế hệ 2 có cấu trúc và hình dạng quái dị! Ung thư gan khi đó thành hình!

ung thu nao an theo thuc pham khong an toan
Thanh lọc môi trường ô nhiễm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tất nhiên là giải pháp cần thiết cho tế bào gan.

Hai mặt giáp công mới mong thắng thế

Thanh lọc môi trường ô nhiễm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tất nhiên là giải pháp cần thiết nhưng tế bào gan chắc chắn không đợi đến khi không còn rác rến ngoài đường, rác rến trong gan. Biện pháp chủ động hơn chính là làm sao bảo vệ nhu mô gan một cách tích cực, qua đó làm cách nào kiểm soát hoạt động của tế bào Kupfer chẳng khác nào biện pháp phòng bệnh. Đó chính là động cơ khiến càng lúc càng nhiều nhà điều trị tìm về hoạt chất sinh học với công năng “2 trong 1” vừa kháng viêm đỡ lưng cho tế bào gan, vừa che chắn ám tiễn liên tục từ tế bào Kupfer. Họ phải chọn thái độ như thế vì chỉ với hóa chất tổng hợp, thầy thuốc rõ ràng khó thắng thế.

Đúng ra còn phản ứng là còn tốt vì có cũng còn hơn không. Éo le chỉ ở điểm nhiều khi chỉ vì thái quá mà kết quả thay vì ăn cả lại ngã về không. Đánh thức được sức đề kháng, huy động được lực lượng hệ thống phòng vệ đúng là biện pháp cần thiết trong bối cảnh bệnh từ miệng bệnh vào do món ăn đảm bảo vệ sinh là hàng… hiếm! Nhưng cũng như dùng thuốc, muốn nên thuốc phải đúng liều lượng.

Chuyện gì cũng có nguyên nhân

Tế bào Kupfer không vô cớ bỗng hung hăng. Kích ứng chính là sự hiện diện của độc chất tích lũy trong lá gan. Chất nào vào cơ thể, dù là hóa chất tổng hợp hay hoạt chất thiên nhiên, đều phải được biến thể ở lá gan trước khi vào đường đào thải qua trục tiêu hóa hay tiết niệu. Gan vì thế là cơ quan phải tiếp xúc và tích lũy đủ loại hóa chất. Chính nhờ có sự can thiệp của lá gan mà dược phẩm ít phản ứng phụ, mà thực phẩm ít gây ngộ độc, mà hóa chất gia dụng ít sinh dị ứng. Sau đó gan cần mật để đưa tạp chất ra khỏi lá gan, càng sớm càng tốt, càng nhiều càng hay. Mật vì thế phải được tổng hợp liên tục trong gan.

Vì mật ít nhiều trộn lẫn với phế phẩm nên mật có hại cho tế bào gan nếu mật ở trong gan quá lâu. Vì ứ đọng nên mật, thay vì xuống ruột, lại lọt vào máu khiến lượng mật trong máu tăng cao và sinh chứng vàng da! Chất mật trong máu một khi vượt quá định mức bình thường là chất độc đối với cơ thể. Nạn nhân vì thế mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ngứa ngáy, sốt hâm hấp về chiều…

Trên cơ sở vừa phân tích, làm sao để gan liên tục tạo mật nhưng mật đừng ở lại trong gan quá lâu không chỉ là biện pháp cơ bản để phòng tránh bệnh gan, mật. Đó là một trong các phương án pha loãng độc chất để cơ thể đừng rơi vào tình trạng rối loạn biến dưỡng do ngộ độc vì gan giải độc không kịp. Tình trạng này rõ hơn ban ngày ở đối tượng phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ở người tự đầu độc bằng rượu bia, thuốc lá, ở đối tượng đã bị viêm gan… Khi đó tế bào Kupfer chẳng khác nào rồng lên mây tha hồ phun lửa!

BS Lương Lễ Hoàng/Pháp luật Tp HCM

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động