Trang bị kỹ năng cho người tiêu dùng về thực phẩm sạch
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm rau an toàn của Công ty VinEco tại một siêu thị. |
Theo Sở Y tế thành phố, hiện Hà Nội có gần 60 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 454 chợ, 124 siêu thị, 22 trung tâm thương mại, hơn 1.000 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, thủ công. Sản xuất thực phẩm của thành phố mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long chia sẻ: "Với những người nội trợ, mặc dù chưa đến mức hoang mang, nhưng đều chung tâm lý lo lắng và băn khoăn vì vẫn còn tình trạng thực phẩm bẩn, không bảo đảm ATTP đưa ra lưu hành trên thị trường". Xã hội vẫn còn hiện tượng "rau hai luống, lợn hai chuồng", còn tư tưởng chỉ lo cho bản thân gia đình mình, còn những thứ mang ra bán phục vụ cộng đồng thì thả nổi, thiếu quan tâm”.
Lâu nay, việc lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật luôn trong tình trạng đáng báo động, chỉ tính tại Hà Nội, mỗi năm các hộ sản xuất sử dụng đến 360 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trên phạm vi cả nước, khoảng mười năm gần đây, lượng thuốc bảo vệ thực vật đã tăng gấp mười lần, lên đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, môi trường và chi phí sản xuất. Người nông dân lại thiếu ý thức và kiến thức trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thường phun nhiều, không bảo đảm thời gian cách ly, dẫn đến tồn dư hóa chất trên thực phẩm, nhất là trong rau, củ quả...
Theo nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, để kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), cần xây dựng chuỗi liên kết từ trồng trọt, chăn nuôi tới giết mổ, sơ chế, đóng gói và phân phối. Sản phẩm phải được sản xuất theo chuỗi, có đóng gói, dán nhãn mác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, thông tin chất lượng. Đại diện Hợp tác xã Hoàng Long cho biết: "Ở Hà Nội hiện có rất ít doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi. Với hình thức sản xuất này, người tiêu dùng nếu có bị ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng thực phẩm, thì doanh nghiệp sản xuất phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng "không biết đâu mà lần" như hiện nay".
Bên cạnh hoạt động sản xuất, Phó chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Nguyễn Đắc Lộc cho biết, trên thị trường còn không ít hàng hóa thẩm lậu qua các đường biên, đường mòn... Thực trạng này đòi hỏi tất cả các cửa khẩu phải làm chặt chẽ, tăng cường nhân lực, trang thiết bị để kiểm soát được hàng hóa qua biên giới thì mới góp phần bảo đảm chất lượng. Tiếp đến là phải kiểm soát tốt chợ đầu mối vì đây đang là khâu yếu nhất. Nếu không siết chặt hai khâu này, để hàng hóa bị xé lẻ đem đi phân tán, tiêu thụ ở các cửa hàng nhỏ thì việc quản lý không khác gì “thả gà ra đuổi”, thậm chí khó khăn hơn.
Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Hoàng Thị Minh Thu cho rằng, người tiêu dùng cũng không nên ỷ lại vào các cơ quan chuyên môn, mà nên chủ động trang bị kiến thức lựa chọn thực phẩm, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Người tiêu dùng khi mua hàng nên lựa chọn địa điểm bán hàng có uy tín, chất lượng; lựa chọn các sản phẩm có tem nhãn, địa chỉ rõ ràng, sản phẩm có màu sắc tự nhiên, bề ngoài nguyên vẹn và nên mua "mùa nào thức nấy", hạn chế thực phẩm, nhất là hoa quả, rau củ trái mùa. Cụ thể, với các loại thịt gia súc như lợn, trâu, bò..., cần xem độ đàn hồi của thịt, màu sắc tươi. Thịt pha hóa chất sẽ có màu tươi khác thường hoặc nhanh nhợt nhạt. Thịt có chất tạo nạc lớp mỡ sẽ mỏng hơn... Hay với các loại hải sản, tôm có sử dụng hóa chất tôm sẽ xòe ra, tôm bơm nước căng mọng và có vỏ mai bóng nhưng độ chắc của thịt giảm. Đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, cầm nặng tay…
Các cơ quan chức năng đề nghị, trước hết, người tiêu dùng khi đi mua hàng phải đánh giá kỹ bằng cảm quan; thứ hai, khi thanh toán cầm theo hóa đơn; thứ ba, khiếu nại ngay nếu có vấn đề. Các cơ quan như Sở Y tế, Quản lý thị trường… đều có các kênh tiếp nhận thông tin để kịp thời xử lý.
Có thể thấy, để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, cần tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng; nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Cũng không thể bỏ qua vai trò của người dân trong việc giám sát công tác bảo đảm VSATTP. Qua hoạt động của hệ thống đường dây nóng và các phương tiện thông tin đại chúng, người dân có thể phát huy vai trò giám sát của mình, chung tay cùng các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm.
Theo Gia Minh/Báo Nhân dân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18