Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc
Cẩn thận khi ăn côn trùng kẻo bị trúng độc | |
Nguy hiểm nếu bị ngộ độc thực phẩm lúc mang thai |
Hiện nay thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường thực phẩm bẩn. Nếu vô tình ăn phải những loại thực phẩm bẩn thì có khả năng bị ngộ độc, nhất là với trẻ em vì sức đề kháng còn yếu.
Xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Theo bác sĩ Hồ Minh Thắng, khi phát hiện bé bị ngộ độc thì nên ngưng ngay các thực phẩm nghi ngờ làm trẻ bị ngộ độc. Thực phẩm tác nhân đó có thể là độc chất ta đã biết như cá nóc, hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng, ôi thiu môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tăng sinh, tiết độc tố.
Và đôi khi là thực phẩm mới, lạ với cơ thể bé được hấp thu với số lượng lớn. Sau khi ngừng thực phẩm đó ta nên tiếp tục theo dõi, bé sẽ có thể có các triệu chứng sau đây: sốt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng,…..
Nếu vô tình ăn phải những loại thực phẩm bẩn thì có khả năng bị ngộ độc, nhất là với trẻ em vì sức đề kháng còn yếu. Ảnh: Internet |
Với từng trường hợp cụ thể có các bước xử trí tương ứng: sốt ta có thể cho thuốc hạ sốt bằng đường uống hoặc nhét hậu môn nếu bé nôn, trong thời gian chờ đợi hạ sốt ta có thể lau mát bé thêm. Nôn ói ta có thể cho bé ngồi ói hoặc nằm nghiêng đầu để tránh hít sặc lên mũi gây cảm giác khó chịu hoặc xuống phổi gây viêm phổi, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc đau bụng, trong thời gian này nên hạn chế ngăn cản bé nôn thức ăn không phù hợp ra ngoài cũng như đào thải phân.
Nhưng đây cũng là giai đoạn bé có thể mất nước và rối loạn điện giải do nôn ói và tiêu chảy nhiều nên cần phải bồi hoàn nhiều nhất có thể để tránh các biến chứng có thể xảy ra như sốc giảm thể tích, co giật,…. Đa phần ngộ độc thực phẩm nhẹ bé sẽ tự cầm sớm sau khi được bồi hoàn đầy đủ, nhưng với những trường hợp ngộ độc nặng hoặc có những triệu chứng nặng như mất nước, mắt trũng, nôn ói nhiều, mệt mỏi, lừ đừ, vật vã nên đưa bé đến cơ quan y tế gần nhất để có phương pháp xử trí kịp thời.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho trẻ
Cũng theo bác sĩ Thắng, chúng ta cần lưu ý từ khâu chọn thực phẩm nên sử dụng thực phẩm còn tươi mới, không nên sử dụng đồ đông lạnh.
Bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh để chung thực phẩm sống và thực phẩm chín cùng nơi, tránh để thức ăn bị hỏng, ôi thiu.
Khâu chế biến thực phẩm đặc biệt quan trọng, đảm bảo chế biến đồ ăn cho trẻ đã chín, không cho trẻ ăn thức ăn còn tái.
Chú ý vệ sinh trước khi tiếp xúc với trẻ, rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn cũng như lúc cho trẻ ăn.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn.
Theo Nguyên Võ/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00