Ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân
Đơn vị bầu cử số 3 (gồm quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm và quận Cầu Giấy) có 5 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, đại biểu Quốc hội các khóa XIII và khóa XIV; bà Dương Minh Ánh - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa XIV; bà Đặng Thị Kim Tuyến - chuyên viên Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội; bà Phạm Thị Ngọc Yến - Chủ tịch Công đoàn bộ phận Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, các ứng cử viên bày tỏ mong muốn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của cử tri; khi trúng cử sẽ nỗ lực làm việc với tinh thần cao nhất, tích cực đóng góp công sức trong quá trình xây dựng, thực thi và giám sát thực thi pháp luật; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, tiến hành các hoạt động thực tế tại đơn vị ứng cử cũng như thành phố để kịp thời phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền.
Ứng cử viên Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, xác định vai trò của người đại biểu Quốc hội, nếu được bầu, trọng tâm hoạt động chính của ông là thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Cụ thể, ông sẽ dành nhiều thời gian, giữ mối liên hệ mật thiết để hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân; thực hiện hiệu quả vai trò giám sát của người đại biểu Quốc hội; tham gia bàn và quyết định các giải pháp phát triển đất nước, từ đó tiếp thu vận dụng kịp thời để trên cương vị Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng với lãnh đạo Thành phố xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững.
Bên cạnh đó, ông sẽ quyết liệt đưa ra diễn đàn Quốc hội vấn đề cải tạo chung cư cũ, quản lý chung cư… Các vấn đề về phát triển kinh tế đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đóng góp một phần trách nhiệm để phát triển quận Thanh Xuân nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung trong nhiệm kỳ tới.
Ứng cử viên Nguyễn Phi Thường cho biết, với kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác, ông sẽ tích cực tham gia xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách làm sao để chính sách pháp luật gắn chặt với thực tiễn cuộc sống và đời sống xã hội, đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật, nhất là lĩnh vực ông có nhiều kinh nghiệm như: Kinh tế, doanh nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới…
Ứng cử viên Nguyễn Phi Thường trình bày chương trình hành động |
Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, đại biểu Quốc hội, ông sẽ có nhiều hoạt động quan tâm đến đời sống, việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc và sinh sống của công nhân, viên chức, lao động. Tại diễn đàn Quốc hội, tiếp tục có những ý kiến để hoàn thiện chính sách pháp luật đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước – Doanh nghiệp - Người lao động. Góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn đáp ứng được những đòi hỏi khi Việt Nam đã thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Tại hội nghị, các ứng viên cũng cho biết sẽ quan tâm đặc biệt tới giáo dục, trong đó đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học… để tạo ra sức cạnh tranh về nguồn lao động với các nước trong khu vực. Ngoài ra tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân; tham gia nghiên cứu đề xuất các sáng kiến phát triển công nghiệp văn hóa…
Tại hội nghị, cử tri quận Thanh Xuân bày tỏ ấn tượng với các chương trình hành động của các ứng cử viên. Các cử tri cũng đề xuất các nội dung mong muốn các ứng viên khi trở thành đại biểu Quốc hội sẽ mang tới diễn đàn Quốc hội các vấn đề về: Cải thiện giao thông, môi trường Thủ đô; việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống; Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở… để những kỳ vọng của người dân trở thành hiện thực không xa.
Thay mặt các ứng cử viên phát biểu cảm ơn ý kiến cử tri, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, dựa trên chức năng, thẩm quyền sẽ quan tâm, giải quyết tháo gỡ các nội dung đã được cử tri nêu. Có những việc cần làm ngay, làm luôn chứ không nhất thiết phải chờ đưa lên nghị trường Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55