Tỷ lệ chọi cao, áp lực càng cao
Kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội đã sẵn sàng | |
Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về công văn giả mạo việc giới hạn tác phẩm thi vào lớp 10 |
Tuyệt đối an toàn cho kỳ thi
Trao đổi với báo chí về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay, ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho biết, toàn thành phố có 185 điểm thi với gần 4.000 phòng thi đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết đã được “chốt” để phục vụ kỳ thi. Tổng số cán bộ, giảng viên, giáo viên được điều động tham gia công tác coi thi là 8.300 người.
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng Công an TP Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chức năng có phương án xử lý, kịp thời khắc phục các tình huống xảy ra; chuẩn bị về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kỳ thi.
Dù biết tỷ lệ chọi rất cao song các thí sinh vẫn luôn tự tin trong kỳ thi này |
Đặc biệt, các đơn vị đã có phương án đề phòng bão lốc làm tốc mái, mưa dột ở phòng thi, ngập nước cục bộ tại các điểm thi; chống ùn tắc giao thông. Phương án bảo đảm điện tại các điểm thi cũng được triển khai trong đó gồm cả phương án dự phòng cho các hoạt động của Hội đồng thi, phục vụ Ban in sao đề, coi thi và chấm thi…
Trong hơn 10 năm qua; đặc biệt tại các quận nội đô số lượng trường công xây mới, cải tạo không nhiều. Trong khi đó, tốc độ tăng dân số cơ học ngày càng cao khiến hệ thống trường công trên địa bàn thành phố không đáp ứng được nhu cầu. Cung vượt cầu vì thế mỗi năm áp lực thi vào bậc THPT là vô cùng lớn đối với phụ huynh. Giải bài toán này không còn cách nào khác là tăng ngân sách (bằng các hình thức khác nhau) để xây mới các trường công lập trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực nội thành. |
Đại diện Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, các đoàn kiểm tra của Sở cũng liên tục đi kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các điều kiện tổ chức thi tại từng điểm thi, phòng thi, bảo đảm không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào. Các điểm thi nằm ở khu vực đông dân cư, gần đường giao thông; các phòng thi có cửa sổ sát nhà dân hoặc gần đường, sát ruộng... được đặc biệt lưu tâm trong quá trình kiểm tra.
Bên cạnh công tác chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, điều kiện dự thi thì lực lượng Công an TP Hà Nội cũng tiến hành rà soát công tác chuẩn bị cho các kỳ thi, ngăn chặn những hành vi mua bán, tàng trữ các thiết bị gian lận công nghệ cao. Đồng thời, đề nghị các cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia công tác coi thi quan tâm đến vấn đề này để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi gian lận tại kỳ thi.
Phụ huynh căng như dây đàn
Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thanh Phương (Minh Khai, Hà Nội) cho biết: “Mặc dù 9h thí sinh mới vào phòng thi để nghe phổ biến quy chế, lịch thi, nhưng tôi đã đưa con đến sớm để tránh tắc đường. Trước cháu học Trường THCS Tây Sơn, lực học cũng khá, nên cháu rất tự tin khi tham dự kỳ thi này. Tuy nhiên, cháu vẫn có sự hồi hộp trước kỳ thi quan trọng này. Bởi vậy, bản thân tôi và gia đình đặt mục tiêu quá cao về điểm số hay áp lực nhất định con phải chọn học trường nào, tránh tạo thêm tâm lý áp lực cho con trước kỳ thi”.
Cũng theo lời chị Phương cho biết: Kỳ thi lên lớp 10 cũng quan trọng không kém gì kỳ thi đại học. Bởi vậy, ngoài gia đình, cô giáo chủ nhiệm là người định hướng cho con thi vào trường nào theo lực học của các cháu. “Được biết, Trường THPT Việt Đức là một trong số các trường THPT tốp đầu của thành phố Hà Nội về chất lượng giảng dạy. Với nhiều cán bộ giáo viên dạy giỏi và cơ sở vật chất khá đầy đủ. Tỉ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt xấp xỉ 100% mỗi năm. Đặc biệt, trường cũng có nhiều em đi thi học sinh giỏi quốc gia và đạt giải. Nên khi cho con thi và có thể học tập tại trường này, tôi cũng khá yên tâm”- chị Phương cho biết thêm.
Còn chị Hương nhà ở quận Long Biên cho hay: Vì gia đình hai vợ chồng đều viên chức thu nhập không cao, nên việc học cho con nhất là lo cho cô con gái thi vào lớp 10 khiến cả gia đình “mất ăn, mất ngủ”. Chị nói, không ngờ thi vào lớp 10 còn khó hơn cả thi đại học. Tỷ lệ chọi cao quá, nếu chẳng may may cháu không đậu trường công thì gia đình khó kham nổi tiền cho cháu vào học trường tư. Nên thành ra cả tuần nay gia đình căng thẳng vô cùng.
Cũng theo chị Hương, những năm trước, trong khu vực nội đô các trường công có tiếng tăm mới tỷ lệ chọi cao, thì năm nay hầu hết trường công trong địa bàn nội đô thí sinh đăng lý đều “quá tải” vì thế áp lực lại càng lớn. Tâm sự của các chị Phương, Hương cũng là nỗi niềm chung của đa số phụ huynh có con em đang thi tuyển vào lớp 10 năm học này.
Tỷ lệ chọi cao quyết tâm càng lớn
Theo thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội, tổng số thí sinh đăng ký dự thi nguyện vọng 1 là 94.964 thí sinh; nguyện vọng 2 là 89.602 thí sinh. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2018-2019 là 63.050 thí sinh, điều này tạo nên áp lực không nhỏ đối với học sinh và phụ huynh có nguyện vọng vào lớp 10 công lập, nhất là khu vực nội thành của Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên, em Bạch Kiều Anh (Bạch Mai, Hà Nội) cho hay: “Khi lựa chọn và quyết định nộp đơn thi vào lớp 10 trường THPT Việt Đức, em đã chuẩn bị cho kỳ thi rất kỹ lưỡng. Đặc biệt là suốt năm lớp 9 em đã phải cố gắng học “nước rút” để bước vào kỳ thi một cách tự tin nhất. Em đã phải cải thiện rất nhiều ở môn Toán và Văn để có thể làm bài tốt 2 môn này trong kỳ thi.
Và đây cũng là một trong những kỳ thi quan trọng trong cuộc đời, nên bố mẹ em động viên, khích lệ em rất nhiều, bố mẹ cũng đưa ra những phần quà khá hấp dẫn để cho em có thể có thêm động lực cố gắng trong kỳ thi này”. Còn Nguyễn Phương An, học sinh lớp 9 Trường THCS Sơn Tây chia sẻ: “Em cảm thấy áp lực hơn vì năm nay học sinh rất đông mà năng lực học của các bạn năm nay cũng rất tốt. Em cũng khá lo về xét tuyển của nhà trường. Song dẫu thế nào em cũng cố gắng hết sức mình để không phụ lòng cha mẹ”.
Chị Hương nhà ở quận Long Biên cho hay: Vì gia đình hai vợ chồng đều viên chức thu nhập không cao, nên việc học cho con nhất là lo cho cô con gái thi vào lớp 10 khiến cả gia đình “mất ăn, mất ngủ”. Chị nói, không ngờ thi vào lớp 10 còn khó hơn cả thi đại học. Tỷ lệ chọi cao quá, nếu chẳng may cháu không đậu trường công thì gia đình khó kham nổi tiền cho cháu vào học trường tư. Nên thành ra cả tuần nay gia đình căng thẳng vô cùng. Cũng theo chị Hương, những năm trước, trong khu vực nội đô các trường công có tiếng tăm mới tỷ lệ chọi cao, thì năm nay hầu hết trường công trong địa bàn nội đô thí sinh đăng lý đều “quá tải” vì thế áp lực lại càng lớn. Tâm sự của các chị Phương, Hương cũng là nỗi niềm chung của đa số phụ huynh có con em đang thi tuyển vào lớp 10 năm học này. |
M.Khuê -T.Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48