Tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng, hậu quả khôn lường

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị bỏng cho trẻ em, nhưng nhiều người vẫn sử dụng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đáng lo ngại, việc chữa bỏng bằng các loại thuốc nam theo kinh nghiệm và chưa được kiểm chứng rất nguy hiểm, có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn, thậm chí gây tử vong cho trẻ.
Tự chữa bỏng tại nhà: Nguy hiểm khôn lường! Bé trai 20 tháng bị hoại tử bộ phận sinh dục vì đắp lá cây chữa bệnh

Nhiễm trùng, hoại tử vì đắp thuốc lá vào vết bỏng

Đơn cử như trường hợp của bé T.H (18 tháng tuổi, ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bỏng nước sôi độ II, độ III và nhiễm trùng. Trước đó, khi đang pha sữa cho con, mẹ của bé H có việc phải ra ngoài, để tạm cốc nước sôi trên bàn. Không may trong lúc chơi đùa, bé đã đánh đổ cốc nước sôi lên người, gây bỏng lớn ở vùng ngực.

Tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng, hậu quả khôn lường
Nếu trẻ bỏng tay, chân do nước sôi, bỏng hơi, cháo, ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng vào trong nước sạch, mát.

Thay vì đưa con vào bệnh viện điều trị, mẹ bé H lại đưa con đến nhà thầy lang để đắp thuốc nam chữa bỏng. Đến ngày thứ 4 sau khi đắp thuốc, thấy con sốt cao, chị mới tá hỏa đưa con đến bệnh viện tỉnh, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bỏng nước sôi độ II-III và nhiễm trùng.

“Lúc con bị bỏng tôi luống cuống không biết phải làm gì, nghe người quen mách có trường hợp bị bỏng cả người đắp thuốc nam không để lại sẹo, tôi vội tin luôn mà đưa con đến. Giờ nhìn con gái bé bỏng mới 18 tháng tuổi đang nằm trên giường bệnh với gần nửa người bị băng kín do bỏng nước sôi tôi rất hối hận, vì đã lỡ tin vào tác dụng “kỳ diệu” của việc đắp lá, thuốc nam” – mẹ bé H chia sẻ.

Tương tự, bé Đ.M (23 tháng tuổi, ở Phú Thọ) bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải và đang điều trị tại Đơn vị Bỏng (Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương). Bé M bị bỏng toàn bộ cẳng chân phải, nhiễm trùng sau đắp lá cây không rõ nguồn gốc…

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Phùng Công Sáng – Phụ trách Đơn vị Bỏng – Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Dù đã có rất nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề có thể gặp phải khi đắp lá cây theo kinh nghiệm mà chưa được khoa học kiểm chứng để xử lý vết thương, vết bỏng, tuy nhiên vẫn nhiều gia đình tự ý điều trị cho con tại nhà, dẫn đến các hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

Theo bác sĩ Sáng phân tích, việc đắp lá cây, các loại thuốc điều trị theo kinh nghiệm mà chưa được kiểm chứng và không đảm bảo sạch vào vết thương, vết bỏng là việc làm rất nguy hiểm. Việc đắp thuốc vào vết bỏng có thể khiến tổn thương nặng thêm, viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không nhiễm trùng thành nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra các biến chứng như: Viêm mủ màng tim, màng não, viêm mủ màng phổi, áp-xe phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ…

“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi trẻ mới bị bỏng, sơ cứu tốt thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều và cũng đỡ tốn kém tiền bạc, thời gian của gia đình. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, vùng bỏng bị nhiễm trùng nặng đã hoại tử sâu, việc điều trị phức tạp hơn, có khi còn phải phẫu thuật nhiều lần và để lại di chứng cho trẻ sau này” – bác sĩ Sáng cho hay.

Chủ động phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ

Theo các bác sĩ, có nhiều tác nhân gây bỏng. Trong đó, tác nhân gây bỏng thường gặp nhất là bỏng do nước sôi, bỏng lửa, bỏng hóa chất, bỏng điện và tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như mặt, chân, lưng, cánh cẳng tay, bàn tay… Khi bị bỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhất là trẻ em, nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại những di chứng nặng nề.

“Da trẻ em mỏng và liên kết giữa các lớp lỏng lẻo hơn người lớn nên nếu không may bị bỏng, vết bỏng thường nặng và sâu hơn. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cũng như sốc bỏng cao hơn dù diện tích bỏng không lớn. Do đó, khi trẻ bị bỏng cần được sơ cứu sớm và đúng cách”- bác sĩ Sang chia sẻ.

Tự ý đắp thuốc nam chữa bỏng, hậu quả khôn lường
Dùng thuốc nam không đúng cách trị bỏng khiến bệnh tình càng nặng thêm.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để tránh nhiễm trùng và những tổn thương không đáng có, các bậc phụ huynh cần phải sơ cứu bỏng đúng cách cho trẻ. Nếu trẻ bỏng do nước sôi, bỏng hơi, cháo, ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20 độ C), tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng. Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt, nếu diện bỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng.

Đối với trẻ bị bỏng điện, người nhà cân nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát. Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi của trẻ. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách đồng thời gọi y tế hỗ trợ.

Riêng đối với trẻ bị bỏng hóa chất, cần rửa ngay vùng bị bỏng bằng nước sạch càng nhiều càng tốt. Nếu bỏng mắt do hóa chất cần được rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hoá chất trôi ra hết. Nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Không cởi quần áo người bị bỏng rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên cắt, xé bỏ quần áo dính hoá chất.

“Ngay sau khi sơ cứu trẻ bị bỏng dù với bất cứ tác nhân nào, gia đình cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa bỏng để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, đắp các loại lá, loại thuốc không đúng lên vết thương gây nguy hiểm cho trẻ” – bác sĩ Sáng lưu ý.

Bên cạnh đó, để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện. Thức ăn, thức uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt… phải để nơi an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ. Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, nước ngọt như như Lavie, Trà C2… nhằm tránh các nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra.

“Đặc biệt, cha mẹ và người trông trẻ nên học kỹ thuật sơ cứu để hạn chế tổn thương cho trẻ, khi không may bị các tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ, nhà trường, cộng đồng cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra”- bác sĩ Sáng khuyến cáo thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động