Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Khi mùa hoa ngón nở Hà Nội tiếp tục là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước của cả nước Có một tiệm ô mai đến là nếm, thử là ngon, mua lại rẻ

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, ngày 4/7, Trung tâm Chống độc của Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân T.T.T (46 tuổi, ở Hà Tĩnh) được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ Trung tâm Chống độc đã tiến hành các phác đồ điều trị tích cực, tuy nhiên bệnh nhân không qua khỏi.

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh
Rễ cây được người nhà bệnh nhân cung cấp, qua xét nghệm là rễ cây lá ngón.

Theo bệnh sử, 6h30 ngày 4/7, bệnh nhân uống khoảng 500 - 600ml nước thuốc sắc từ rễ cây phơi khô. Rễ cây sử dụng được cho là rễ cây cóc với công dụng chữa đau đầu, mất ngủ lâu năm, được đào trong rừng, thường được người dân dùng làm thuốc sắc uống.

Sau khi uống 10 phút bệnh nhân xuất hiện méo miệng, mệt lả, gọi hỏi vẫn đáp ứng. Bệnh nhân vào trạm xá xã, sau đó chuyển bệnh viện huyện. Trên quãng đường kéo dài khoảng 15 phút, ý thức bệnh nhân giảm dần, gọi hỏi không đáp ứng. Tại bệnh viện huyện, bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, truyền dịch và chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Trên quãng đường kéo dài hơn 1 giờ, bệnh nhân xuất hiện tím tái. Vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, bệnh nhân trong tình trạng ngừng tuần hoàn phải xử trí cấp cứu sau 15 phút có mạch trở lại. Tuy nhiên tình trạng ngừng tuần hoàn vẫn tiếp tục xảy ra sau đó. Cùng ngày, bệnh nhận được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, truỵ tim mạch.

Với các biểu hiện của ca bệnh, các bác sĩ Trung tâm Chống độc nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc cây lá ngón. Các bác sĩ đã thu thập mẫu nước sắc rễ cây của bệnh nhân để làm xét nghiệm tại bệnh viện, đồng thời gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia. Kết quả xét nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho thấy, mẫu nước sắc và cành rễ khô thái lát người nhà bệnh nhân cung cấp đều tìm thấy chất độc nhóm koumine và gelsemine, đây đều là các độc tố trong cây lá ngón.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: Cây lá ngón và cây rễ cóc có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Việc đào một rễ cây từ đất trong rừng vốn đã nhiều cây cối mọc đan xen nhau thì hoàn toàn có thể lấy nhầm phải rễ của một cây khác. Trung tâm Chống độc trước đây cũng đã từng gặp các trường hợp tương tự uống nhầm phải rễ cây lá ngón, hoặc tự tử bằng ăn lá ngón.

Người nhà bệnh nhân cho biết thêm, cùng uống nước thuốc sắc từ rễ cây với bệnh nhân, còn có 3 người khác. 3 người này uống vào buổi tối hôm trước, sau đó có biểu hiện chóng mặt, mệt lả.

“3 người uống tối hôm trước, biểu hiện nhẹ có thể do nước thuốc vừa sắc, độc tố ngấm ra chưa nhiều và lượng uống ít. Để qua đêm, chất độc khuếch tán, ngấm vào nước, bệnh nhân T.T.T lại uống nhiều 500 - 600ml. Với lá ngón chỉ cần một lượng rất nhỏ, 2 - 3 lá khi ăn phải đã có thể nhanh chóng gây tử vong”, bác sĩ Nguyên phân tích.

Cây lá ngón rất dễ nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng, nguy cơ ngộ độc cao nếu ăn phải. Cần được loại bỏ khỏi cây lá ngón khỏi khu vực sinh sống. Với tất cả các cây cỏ, động vật, nấm thì việc nhận dạng xác định giữa loại độc và không có độc, hoặc nhận dạng xác định đúng là rất khó và nguy hiểm với người dân, chỉ có các chuyên gia về từng lĩnh vực mới có thể nhận dạng, ví dụ chuyên gia về thực vật, chuyên gia về nấm, chuyên gia về rắn…

“Thuốc Tây y hay thuốc y học cổ truyền thì cũng phải luôn bắt buộc tuân thủ theo nguyên tắc về quản lý và sử dụng thuốc. Với người dân, không nên tự ý vào rừng đào rễ cây, hái lá rừng để sử dụng, rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón. Trong trường hợp người dân bị bệnh thì hãy đi khám tại các cơ sở y tế, các bệnh viện, nếu muốn dùng thuốc y học cổ truyền thì cũng phải khám trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép, đủ năng lực khám chữa bệnh, với các thầy thuốc, lang y có chứng chỉ, có đăng ký, được cấp phép hành nghề, tránh rước họa vào thân”, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh thêm.

Cây lá ngón (ngón vàng, thuốc rút ruột), tên khoa học: Gelsemium elegans, thuộc họ mã tiền, thân cây dạng leo, là loại cây độc thường mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi, đặc biệt phía Bắc nước ta. Thành phần độc tố trong cây lá ngón gồm các alkaloid indole: Koumine, gelsemine, gelsemicine, sempervirine và các chất khác, có ở toàn bộ cây nhưng nhiều nhất là ở rễ và thậm chí mật hoa, ong ăn phải mật cũng có thể bị nhiễm độc. Độc tố chính của lá ngón là các độc tố thần kinh (gây liệt các cơ, giật cơ giống co giật), độc với tim (gây loạn nhịp tim).

Sau khi ăn uống cây lá ngón, độc tố hấp thu nhanh, tình trạng ngộ độc xuất hiện nhanh, chỉ khoảng 5 - 10 phút. Chất độc vào cơ thể gây liệt tất cả các cơ, nhìn đôi (nhìn một vật thành hai, do liệt cơ mắt), mờ mắt, nghẹo đầu mặt cổ, méo miệng, nói khó, liệt các cơ hô hấp biểu hiện khó thở, thở yếu, suy hô hấp, liệt chân, tay, loạn nhịp tim và nhanh chóng ngừng tim, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân tử vong là do liệt các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn, các cơ vùng hầu họng), co cứng cơ, giật cơ giống co giật hoặc do loạn nhịp tim, hoặc cả kết hợp các nguyên nhân này.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động