Tự hào ôn lại trang sử vàng son của Thủ đô anh hùng
Ký ức hào hùng của những chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình Xứng đáng Thủ đô anh hùng của dân tộc anh hùng |
Thời khắc về lịch sử hào hùng vẫn luôn hiện hữu
Đại diện cho những chiến sĩ năm xưa về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Thụ, Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng, nguyên cán bộ Trung đoàn 102 - Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong cho biết, hiện đã bước sang tuổi 92, nhưng ký ức về thời khắc lịch sử hào hùng năm xưa vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, nhất là về sự dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ đã chiến đấu oanh liệt, không tiếc máu xương trong suốt 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui đầy mưu trí của quân ta qua sông Hồng để lên Chiến khu Việt Bắc, thực hiện trường kỳ kháng chiến.
Ông Nguyễn Thụ, Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng, nguyên cán bộ Trung đoàn 102 - Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. |
Theo lời kể của ông Thụ, trải qua 9 năm gian khổ, thiếu thốn, hi sinh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến tại Việt Nam. Những người lính chúng tôi được giao nhiệm vụ về tiếp quản Thủ đô thân yêu. Ai cũng phấn khởi và bồi hồi, xúc động. Trên đường trở về, Đại đoàn 308 tổ chức lễ mừng công tại khu vực Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Nhân dân từ các vùng tự do, vùng địch tạm chiếm của Bắc Ninh, Hà Nội, Phúc Yên nô nức đổ ra chào đón đoàn quân chiến thắng.
Khi đó, mỗi chiến sĩ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc “Huy hiệu Chiến thắng Điện Biên Phủ”, đó thực sự là niềm vinh dự và vô cùng tự hào, ai cũng nâng niu, trân trọng gắn chiếc huy hiệu ấy lên ngực, gần trái tim của mình, coi đây là kỷ vật vô giá, gìn giữ suốt đời và truyền lại cho con cháu mai sau.
Tiếp tục hành quân về Hà Nội, các chiến sĩ dừng chân tại Đền Hùng, vinh dự được gặp và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người khẳng định nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là vô cùng quan trọng, vinh dự và có ý nghĩa chính trị to lớn. Người căn dặn chúng tôi phải luôn cảnh giác, giữ vững bản lĩnh, tinh thần cách mạng và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới.
Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308 do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy, chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân tiến vào tiếp quản Thủ đô. Hà Nội như được hồi sinh, hàng chục vạn người dân từ già tới trẻ tưng bừng đổ ra đường, mặc những trang phục đẹp nhất, mang cờ, hoa, hân hoan, tự hào hát vang đón chào đoàn quân chiến thắng. Thời khắc lịch sử huy hoàng năm ấy mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim của mỗi người con Hà Nội.
Thực cảnh tái hiện thời khắc ngày 10/10/1954, đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô trong rợp trời cờ, hoa và niềm hân hoan chiến thắng tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình. |
“Sau 70 năm nhìn lại, chúng tôi, những người lính năm xưa vô cùng tự hào và phấn khởi trước sự đổi thay mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước, nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc, đời sống ngày một ấm no.
Có được niềm vui ngày hôm nay, chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng quang vinh, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Tổng Tư lệnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam và hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hi sinh xương máu vì độc lập của Tổ quốc, làm nên một Hà Nội anh hùng, một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Chúng tôi luôn tâm niệm, mình là chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, chiến sĩ Điện Biên năm xưa, là cựu chiến binh sẽ luôn phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu trong lối sống, chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia các phong trào của địa phương phát động, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, tiến bộ hơn”, cựu chiến binh Nguyễn Thụ xúc động chia sẻ.
Giữ vững phẩm chất Bộ đội cụ Hồ
Trong không khí trang trọng của lễ kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, cụ Trần Phiên (sinh năm 1924, huyện Đan Phượng) xúc động khi nhớ về những tháng ngày kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đặc biệt là ngày vui khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.
Cụ Trần Phiên chia sẻ lại ký ức những ngày về tham gia tiếp quản Thủ đô. |
Ông Phiên tham gia cách mạng từ năm 1941, vào quân ngũ từ năm 1949. Dù đã cao tuổi, nhưng ông vẫn nhớ những ký ức về một thời đạn bom. Đặc biệt, ông Phiên không bao giờ quên không khí của Thủ đô trong ngày 10/10 cách đây 70 năm. Ông Phiên kể: 5h sáng ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa đón mừng ngày hội lớn. Rất nhiều khẩu hiệu vải đỏ chữ vàng tràn ngập trên các phố: “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”, “Hoan hô đoàn quân chiến thắng trở về”,... Ông cũng nhớ về tình cảm của người dân Thủ đô khi ấy luôn giúp đỡ các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Phiên cũng kể rằng, khi tôi đi tham gia cách mạng từ năm 1941, ông Hoàng Quốc Việt đã khẳng định, sau này nông thôn sẽ thành thành thị. Ông mong điều đó mãi. Đến bây giờ, những vùng nông thôn xưa kia đã thực sự chuyển mình thành đô thị. Là cán bộ cũ, tham gia cách mạng thời còn khó khăn, ông tự hào, hạnh phúc trước sự phát triển của Thủ đô hiện nay...
“Ở tuổi này, tôi cảm thấy rất mừng, rất vui vì sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được chứng kiến Thủ đô phát triển từng ngày. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, tôi vẫn nhớ lại những ngày gian khổ “nằm gai nếm mật”, quân dân một lòng, có chung lý tưởng đấu tranh bảo vệ đất nước. Chúng tôi là lớp người đi trước, chỉ mong thế hệ sau này có tấm lòng yêu nước, trân trọng những hi sinh của bao người, từ đó giữ đất nước ta mãi mãi trường tồn và phát triển”, ông Phiên rưng rưng nói.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, xúc động khi được tham dự lễ kỷ niệm 90 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. |
Đối với những chiến sĩ, cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, bảo vệ Thủ đô và đất nước, được chứng kiến những sự đổi thay vượt bậc của Thủ đô Hà Nội đó là niềm tự hào quá đỗi lớn lao.
Có mặt trong buổi lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Trưởng ban liên lạc tù đày huyện Đan Phượng nghẹn ngào chia sẻ: “Trong không khí trang nghiêm nhưng cũng rất đỗi đầm ấm, nghĩa tình, tôi cùng đồng đội được cùng nhau ôn lại trang sử vàng son năm ấy, một thời kỳ đau thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào. Chúng tôi trân trọng tình cảm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và chính quyền các địa phương trong suốt thời gian qua đã luôn quan tâm, chăm lo tới các cựu chiến binh. Chúng tôi vinh dự và tự hào khi được chứng kiến sự đổi thay, phát triển vượt bậc của Thủ đô trong suốt chặng đường 70 năm qua, kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954”.
Bà Nguyễn Thị Hiên vinh dự, tự hào được tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. |
Vinh dự và tự hào được là 1 trong 50 đại biểu của Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội có mặt tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bà Nguyễn Thị Hiên, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong quận Hoàng Mai xúc động chia sẻ: “Giờ phút lịch sử trong Lễ kỷ niệm long trọng này, lòng tôi vô cùng xúc động, tôi nhớ tới những đồng đội, các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Thủ đô.
Tiếp nối truyền thống hào hùng trong quá khứ, chúng tôi nguyện sẽ sống tốt hơn, luôn kiên định một lòng giữ vững phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, suốt đời “trung với Đảng, hiếu với dân”, luôn tu dưỡng để mãi là những công dân Thủ đô gương mẫu.
Chúng tôi mong muốn các thế hệ trẻ noi gương thế hệ cha, ông phấn đấu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện học tập, công tác để xứng đáng là những công dân tốt, đưa Thủ đô, đất nước phát triển ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn nữa”.
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22