Từ “địa ngục trần gian” vẫn tin ngày chiến thắng

(LĐTĐ) Quá khứ đã lùi xa, đất nước đã và đang ngày càng “thay da, đổi thịt” trên con đường phát triển, hội nhập, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Song với ông Đào Xuân Hài (Hải Dương), dù hơn nửa đời người đã đi qua, nhưng ký ức về những ngày chiến tranh gian khổ, bị tra tấn tù đày ông vẫn không thể nào quên. Với ông, những năm tháng dù đau thương nhưng vô cùng hào hùng, vừa là xương máu nhưng cũng là lời thề thiêng liêng với Tổ quốc: “Quyết chiến, quyết thắng!” 
tu dia nguc tran gian van tin ngay chien thang Ký ức ngày trở về của đoàn quân chiến thắng
tu dia nguc tran gian van tin ngay chien thang Tái hiện tưng bừng đoàn quân chiến thắng trở về
tu dia nguc tran gian van tin ngay chien thang Vẹn nguyên ký ức ngày trở về

Khí chất người lính cụ Hồ

Sinh năm 1940, ngay từ khi còn cắp sách tới trường, chàng trai trẻ Đào Xuân Hài đã mơ ước một ngày nào đó được đứng trong hàng ngũ của Đảng nên thời niên thiếu đã sớm giác ngộ và tham gia nhiều hoạt động đoàn thể ở địa phương.

Bước qua tuổi 20, người thanh niên ấy viết đơn xin đi tình nguyện và được cử đi học quân sự với vai trò bí mật để chi viện cho chiến trường, phục vụ giải phóng miền Nam, thuộc Sư đoàn 325, đóng quân ở Phù Cát, Bình Định.

Lúc ấy, ông đã có gia đình và 2 con nhỏ. Phải nói lời chia xa người thân, lòng ông đau đớn, dày vò, nỗi nhớ lúc nào cũng chực trào nơi khóe mắt. Chiến tranh ngày càng ác liệt khiến lời hẹn quay trở về của ông mỗi lúc một xa. Nhưng với lòng quyết tâm, ý chí của người chiến sĩ cách mạng, ông ngày đêm chiến đấu, cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Trong tiềm thức của người lính lúc này, chỉ có hai từ “chiến thắng” mới có thể giúp ông bảo vệ gia đình, quê hương. Một tháng sau khi nhập ngũ, ông nhận hung tin mẹ mất. Tình thương trong ông biến thành lòng căm thù giặc, hơn lúc nào hết, dường như lòng căm thù ấy lớn lên gấp bội, ông càng mong muốn góp hết sức mình cho cách mạng, nghe theo Đảng và Bác Hồ.

tu dia nguc tran gian van tin ngay chien thang
Vợ chồng ông Hài hạnh phúc bên nhau tuổi già.

Trong một đợt nhận nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng tại ngã ba Tân Thạnh, ông và một số đồng đội rơi vào trận càn của địch, bị hàng chục chiếc xe tăng bọc thép bao vây ở cánh đồng và bị bắt đưa về làm tù binh ở Bồng Sơn. Tất cả mọi người lúc đó bị giam hãm, bị lấy máu để tiếp cho quân địch bị thương. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông bị đày ra Côn Đảo và mang số hiệu 222.

Cuộc sống mới ở nhà tù Côn Đảo bắt đầu cho chuỗi ngày đau đớn, khổ cực nhất trong cuộc đời những người lính cách mạng. Tại đây ông và những đồng chí của mình bị kẻ thù tra tấn dã man, không chỉ bị đánh đập mà còn bị nhốt vào chuồng cọp, phơi nắng nhiều tuần liên tiếp, bị rải vôi sống, ép uống phân hòa bồ hóng…

Ông còn nhớ, có lần chúng bắt cả trại ra ngoài đóng cọc sắt, rào chuồng cọp nhưng bị phản đối, không ai chịu làm, chúng trừng phạt bằng cách tra tấn tập thể, bắt tất cả tù binh mặc quần đùi, cởi trần, giữa trưa nắng bò ra sân rồi lại bò vào.

Nhiều lần bò qua lại như thế, cứ đến đoạn có lính đứng gác, chúng dùng roi và gậy sắt đánh vào lưng, vào đầu. Có người bị vỡ đầu, máu bắn tung tóe, có người đã bị say nắng bất tỉnh, người bị phồng rộp đầu gối, lòng bàn tay rách nát. Còn ông, có lần bị tra tấn xong bị liệt cơ mặt, miệng không thể ngậm lại và mất khả năng nói trong nhiều ngày liền.

“Một mặt tra tấn tù binh Côn Đảo, một mặt chúng đưa ra chiêu bài mua chuộc người chiến sĩ cách mạng. Chúng đưa ra cam kết nếu ai rời khỏi Đảng, từ bỏ đấu tranh sẽ được hưởng “thiên đường” đãi ngộ, sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình”, ông nhớ lại. Tuy nhiên, biết được ý đồ thâm độc của kẻ thù, ông và các đồng chí của mình đã phát động phong trào chống ly khai ngay trong nhà tù, quyết không bị khuất phục.

Niềm tin tất thắng

Mặc dù bị giam cầm cách ly với cuộc sống bên ngoài, nhưng với niềm tin vào Đảng, vào những quyết sách của Hồ Chủ tịch, ông cùng các đồng đội dựa vào nhau mà sống. Ý chí sắt đá được tôi luyện từ những đòn roi dã man của kẻ thù, tất cả đều gồng mình lên để duy trì sự sống.

Những lời động viên dường như không cần nói thành lời mà chỉ cần qua ánh mắt, mọi người nhìn nhau để ra ám hiệu. Không ai nói với ai một lời nhưng kế hoạch cho việc đào hầm bí mật để vượt ngục được vạch ra một cách chi tiết. Những người vượt ngục theo thứ tự phân công rõ ràng như đặc công, y tế, trinh sát… sẽ được ưu tiên ra trước để hỗ trợ kháng chiến.

Trong điều kiện bị địch kìm kẹp, theo dõi 24/24, việc đào hầm gặp rất nhiều khó khăn, những người tù binh cộng sản thay phiên nhau đào cả ngày lẫn đêm. Ông còn nhớ rõ, trong một lần tổ chức vượt ngục, lúc chuẩn bị cho người đầu tiên thoát ra thì bị phát hiện, bọn địch phong tỏa tất cả các lối ra vào, việc bỏ trốn phải tạm hoãn. Tiếp sau đó là bắt đầu một đợt tra tấn khủng khiếp, chúng dùng giày đinh đá tù binh từ chỗ này bật sang chỗ khác, đá qua lại nhiều lần như thế, có người không chịu được, hy sinh tại chỗ.

Các cuộc tra tấn sau đó ngày càng trở nên dã man hơn. Chúng cũng sử dụng các biện pháp luân chuyển tù binh từ nhà ngục này sang nhà ngục khác để tránh việc ở quá lâu, các tù binh sẽ tổ chức đào hầm, vượt ngục.

Ban đầu, nền của các nhà tù để nguyên nền đất, sau này chúng lát gạch, đổ bê tông. Để đối phó, các chiến sĩ lại bàn nhau đào hầm ở gần giếng nước, ở các rãnh thoát nước, đất đào ra đến đâu được hòa vào nước cho tan ra rồi đổ cho trôi theo rãnh, nếu nhiều đất quá, không thể hòa tan được thì phải đổ rải ra nhiều chỗ và nện cho phẳng, phủ lớp đất cũ lên để xóa dấu vết.

Tổ chức Đảng trong tù hoạt động cũng là một việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm, tuy nhiên ông và các đồng đội của mình vẫn hoạt động bí mật trong ngục, để có thể họp bàn các phương án đấu tranh, tổ chức các đợt phản đối chính sách hà khắc của địch đối với tù nhân.

Có những người vì không chịu được sự tra tấn dã man nên đã có dấu hiệu nhụt chí, lúc này người của tổ chức Đảng, Đoàn phải khuyên nhủ, động viên họ: “Chiến thắng đang ở rất gần, chúng ta không thể bỏ cuộc!”.

Ký ức đau buồn nhất cũng là ký ức ông nhớ mãi về một người đồng đội trong chính phòng giam của ông đã tự mổ bụng để phản kháng, châm ngòi cho các đợt đấu tranh sau đó của tù nhân, yêu cầu phía cai ngục phải đối xử với tù binh theo nguyên tắc của luật quốc tế đối với tù binh chiến tranh, phản đối các hình thức tra tấn dã man như dội nước sôi, chích điện, đổ nước xà phòng vào miệng, hay nhốt vào container giữa trời nắng…

Sau đợt đó, có rất nhiều chiến sĩ của ta đã bị chúng lấy đinh đóng vào mắt cá chân, lấy kìm bóc móng chân, móng tay, đóng đinh vào thái dương để xử tử…, càng làm bùng lên ngọn lửa cách mạng ở hỏa ngục Côn Đảo.

Trong chiến trường ác liệt, tình đồng đội gắn bó như tình thân, ở nơi sự sống gần như bị tận diệt, điều đó càng quý hơn gấp bội. Những người bị đưa ra ngoài tra tấn dã man sau khi được đưa trở lại phòng giam đều được đồng đội ưu ái nhường suất ăn để mau bình phục, những viên thuốc kháng sinh dành dụm trước đó cũng được sử dụng để chữa cho những người bị thương.

“Tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu rằng, chỉ cần một người được sống thì cách mạng có thêm nguồn lực, quân đội Việt Nam sẽ chiến thắng, Nam- Bắc sẽ sum họp một nhà”, ông Hài bồi hồi nhớ lại.

Sau nhiều cuộc đàn áp đã có nhiều đảng viên ưu tú hy sinh. Nhưng điều kỳ diệu là tổ chức Đảng trong ngục tù vẫn bí mật hoạt động, liên lạc của tổ chức Đảng thường xuyên được giữ vững. Chốn lao tù Côn Đảo đã trở thành “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản, tôi luyện lý tưởng kiên trung của tù nhân đối với cách mạng.

Khi Hiệp định Paris được ký kết, đầu tháng 3/1973, các đợt trao trả tù binh chiến tranh giữa ta và địch được đồng loạt triển khai, ông cũng nằm trong số tù binh được thả trong một đợt trao trả tù binh tại sông Thạch Hãn vào thời điểm ấy.

Ông còn nhớ rõ, bao nhiêu ngày bị giam cầm nơi “địa ngục trần gian”, được nhìn thấy bầu trời đã là một niềm mơ ước lớn lao. Khi ấy, không ai bảo ai, tất cả tù binh được trả tự do đều cởi hết quần áo mà bọn địch phát cho trước đó, quăng lại bờ bên kia để lội về phía quân kháng chiến. Những bước đi đầu tiên trên vùng đất tự do ngày ấy vẫn để lại trong ông nhiều cảm xúc khó tả cho đến bây giờ.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.

Tin khác

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Xem thêm
Phiên bản di động