Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?

(LĐTĐ) Mặc dù chưa xây dựng nội dung đề cương chi tiết giảng dạy, chưa lấy ý kiến các tổ bộ môn, nhưng Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương (ĐHSP NTTƯ) vẫn ban hành kế hoạch đào tạo toàn khóa năm học 2022 - 2023 đối với toàn bộ các khoa, ngành đặc thù. Nhiều quy định được cho là “vô lý” vẫn ban hành như việc thay đổi quy mô lớp học, cách tính giờ chuẩn, số tiết học trong một tín chỉ đào tạo… Đó là những bức xúc của nhiều cán bộ, giảng viên nhà trường phản ánh với phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ? Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi Bài 3: Vì sao lãnh đạo “né” báo chí

Áp dụng định mức giờ dạy không phù hợp?

Theo đơn phản ánh của tập thể cán bộ, giảng viên, đang công tác tại Trường ĐHSP NTTƯ, từ năm 2012, khi trường áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ, thì đã có Thông tư 18/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên các ngành Nghệ thuật, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật.

Theo đó, mỗi giờ dạy của giảng viên trên lớp là 50 phút, được tính bằng 1,1 giờ chuẩn (giờ chuẩn được tính là 45 phút), sau đó được tính tương đương là 1 giờ chuẩn.

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?
Cán bộ, giảng viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương bức xúc trước các quyết định của Ban Giám hiệu nhà trường

Khi Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT được ban hành, thay thế Thông tư 18/2012, mỗi giờ dạy trên lớp của giảng viên với 50 phút giảng dạy vẫn được tính tương đương với 1 giờ chuẩn. Đồng thời quy định định mức giảng dạy của một giảng viên trong năm học là 270 giờ chuẩn. Tuy nhiên, nhà trường lại để định mức giảng dạy cho tất cả giảng viên dạy chuyên ngành là 336 giờ chuẩn, vượt 66 giờ chuẩn so với quy định.

Khi Thông tư 47/2014 hết hiệu lực và được thay thế bằng Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT thì Ban Giám hiệu trường lại áp dụng quy định định mức chế độ việc làm, quy định về giờ chuẩn mới khiến tập thể cán bộ, giảng viên bức xúc.

Cụ thể, mỗi giờ dạy trên lớp với các giảng viên môn chuyên ngành đặc thù như: Xướng âm, Chỉ huy, Hợp xướng, Nhạc cụ, Piano, Thanh nhạc… mỗi giờ dạy trên lớp với thời lượng 50 phút, chỉ được tính tương đương 2/3 giờ chuẩn; giảng viên bộ môn Đệm đàn làm việc 50 phút, được tính 1/2 giờ chuẩn.

“Nhà trường yêu cầu thực hiện định mức giờ dạy là 285 giờ chuẩn/giảng viên/năm, sau khi nhân với số giờ quy đổi thực tế theo nhà trường áp dụng, thì giảng viên Thanh nhạc phải thực hiện 427,5 giờ; giảng viên Đệm đàn phải thực hiện 570 giờ.

Là giảng viên của trường đào tạo về nghệ thuật, nhưng chúng tôi lại không được coi trọng, sức lao động của chúng tôi không được đánh giá công bằng. Việc áp dụng định mức giờ chuẩn như vậy là trái quy định”, một giảng viên phản ánh.

Nhiều bất cập trong kế hoạch đào tạo mới

Cũng theo phản ánh, khi đăng ký mã ngành đào tạo cho các chuyên ngành đặc thù như: Sư phạm Âm nhạc; Thanh nhạc chuyên ngành, Piano… thì khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và thực hiện từ trước đến nay. Tuy nhiên, đối với sinh viên khóa 2022 - 2023, nhà trường đã đưa ra kế hoạch đào tạo năm học mới mà không lấy ý kiến từ các tổ bộ môn, tự động cắt số tiết thực hành trong một tín chỉ đào tạo của sinh viên xuống mức thấp hơn so với các khóa đào tạo trước đó.

Cụ thể, ngày 6/7/2022, Ban Giám hiệu trường có Quyết định 1232/QĐ-ĐHSPNTTW về việc ban hành Quy định quy mô lớp học, cũng như quy định số tiết học/tín chỉ… gây ra những bất bình đối với cán bộ, giảng viên và sự lo lắng về việc đảm bảo chất lượng đào tạo của sinh viên.

Ví dụ như với môn Nhạc cụ, Thanh nhạc chuyên ngành sư phạm âm nhạc và Thanh nhạc chuyên ngành, trước đây số tiết phải thực hiện là 28 tiết/tín chỉ; theo kế hoạch đào tạo mới, sinh viên các bộ môn này chỉ được học 25 tiết/tín chỉ…

Không dừng lại ở đó, ngày 9/12/2022, Ban Giám hiệu nhà trường lại có Quyết định 2565/QĐ-ĐHSPNTTW ban hành Quy định về việc thực hiện giờ dạy tín chỉ trình độ đại học (thay thế cho Quyết định 1232), một lần nữa cắt giảm thêm giờ học của sinh viên và tăng quy mô lớp.

Cụ thể, mỗi tín chỉ đào tạo quy định chỉ tính 15 giờ chuẩn; đồng thời, thay đổi việc quy định môn học chuyên ngành thành môn học tích hợp (tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, khác với môn tích hợp theo hệ thống giáo dục). Theo đó, mỗi giờ dạy trên lớp chỉ được tính bằng 2/3 giờ chuẩn; do đó môn tích hợp sẽ phải thực hiện 22,5 tiết/tín chỉ. Như vậy, các môn chuyên ngành sẽ bị cắt số tiết học từ 28 tiết xuống còn 22,5 tiết.

Ngoài ra, Quyết định 2565 đã thay đổi quy mô lớp học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên. Đơn cử như, môn Ký xướng âm, Nhạc cụ tự chọn, quy mô lớp đang là 14 - 15 sinh viên/tiết (được tính bằng 1 giờ chuẩn); nay giảng viên phải dạy 24 - 25 sinh viên/tiết (mới được tính bằng 1 giờ chuẩn); Môn Thanh nhạc, Nhạc cụ, quy mô lớp đang là 2 sinh viên/tiết, quy đổi thành 1 giờ chuẩn; nay chuyển thành 3 sinh viên/lớp, tương đương tính 1 giờ chuẩn…

“Việc cắt giảm giờ dạy, tăng quy mô lớp… không chỉ ảnh hưởng đến sức lao động của cán bộ, giảng viên, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên”, cán bộ, giảng viên bức xúc phản ánh...

Không chỉ có những bất cập trong kế hoạch đào tạo toàn khóa năm học 2022 - 2023; theo phản ánh của cán bộ, giảng viên; thời gian qua, việc quản lý thu - chi tại nhà trường đang có những chi tiết cần được làm rõ. Đơn cử như, đối với môn Chương trình nghệ thuật biểu diễn (14 tín chỉ, học phí là 5,3 triệu đồng), mặc dù sinh viên không được học, giảng viên không dạy, nhưng sinh viên vẫn có điểm?

Đặc biệt, nhà trường còn có dấu hiệu cho thuê địa điểm kinh doanh quán cà phê, trường học, cửa hàng vi tính… tại Khu C sai quy định; bên cạnh đó, năm 2022 và 2023, Ban Giám hiệu nhà trường cũng chưa tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động…

Liên quan đến vụ việc này, sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị của tập thể người lao động Trường ĐHSP NTTƯ, ngày 3/3/2023 Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn số 31/UBKT về việc chuyển đơn của người lao động gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung công văn nêu: Ngày 28/2/2023, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận được đơn kiến nghị của tập thể giảng viên công tác tại trường ĐHSP NTTƯ về việc áp dụng Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT; Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT và các vấn đề liên quan tại Trường ĐHSP NTTƯ...

Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn chuyển đơn kiến nghị của tập thể giảng viên Trường ĐHSP NTTƯ đến Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tuấn Minh - Hữu Minh

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động