Trọn nghĩa, vẹn tình lễ cưới 100 cặp đôi công nhân đúng dịp Quốc khánh

Có mặt tại lễ cưới, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng họ hàng, người thân cùng chúc phúc cho 100 cặp đôi và chứng kiến nghi thức trao nhẫn cưới, giấy đăng ký kết hôn theo truyền thống Việt Nam.
Xúc động đám cưới tập thể dành cho 21 cặp vợ chồng khiếm thịPhường Phúc Xá: Trao Đăng ký kết hôn và tuyên truyền lễ cưới văn minhQui định lễ cưới không quá 30 người, nhiều cặp đôi tại Hà Nội thay đổi kế hoạch “về chung một nhà”
Tron nghia, ven tinh le cuoi 100 cap doi cong nhan dung dip Quoc khanh hinh anh 1
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng 100 cặp đôi tham dự Lễ cưới tập thể năm 2022. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

100 cặp đôi là thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn, tình nguyện viên trên tuyến đầu tham gia công tác chống dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh tham gia “Lễ cưới tập thể năm 2022” đã đến dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công viên tượng đài Bác Hồ (phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) vào sáng 2/9.

Chương trình do Trung tâm hỗ trợ thanh niên, công nhân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, không chỉ mang ý nghĩa xã hội, tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, tạo cầu nối tiếp thêm động lực, niềm tin xây dựng ước mơ hạnh phúc của nhiều thanh niên, công nhân, người lao động nghèo đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hân hoan trong trang phục lễ cưới truyền thống, các cặp đôi không khỏi bồi hồi, xúc động bởi hôn lễ có sự chứng kiến của lãnh đạo Thành phố, họ hàng hai bên, bạn bè, người thân cùng nhiều đồng nghiệp.

Dù hoàn cảnh, việc làm khác nhau, song họ đều có chung niềm hạnh phúc, chung lễ cưới trong một ngày trọng đại đáng nhớ - Ngày Tết độc lập - Quốc khánh 2/9.

Ngay dưới chân tượng đài Bác Hồ, họ nguyện đùm bọc, yêu thương, chia sẻ ngọt bùi, nắm tay nhau đi chung con đường, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Hòa chung miền vui, hạnh phúc của 100 cặp đôi, vợ chồng anh Hoàng Văn Nẵng và chị Vũ Thị Tình, (trọ tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) không giấu được niềm vui, xúc động khi có được lễ cưới trọn tình, trọn nghĩa.

Chị Vũ Thị Tình cho biết khi được chủ nhà trọ giới thiệu đăng ký tham gia lễ cưới tập thể sẽ được chụp ảnh cưới, đeo nhẫn, cắt bánh, rót rượu cùng các nghi thức lễ cưới truyền thống được tổ chức trang trọng… hai vợ chồng rất mừng nhưng cũng rất lo.

“Người làm nghề xây dựng, người bán hàng rong, cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày khó khăn, vất vả nên không dám nghĩ đến lễ cưới. Hai vợ chồng đăng ký kết hôn, đến nay đã có ba con mà chưa một lần tổ chức lễ cưới, thậm chí một tấm ảnh cưới cũng chưa có...”, chị Vũ Thị Tình chia sẻ.

Tron nghia, ven tinh le cuoi 100 cap doi cong nhan dung dip Quoc khanh hinh anh 2
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng 100 cặp đôi tham dự Lễ cưới tập thể năm 2022 dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên tượng đài Bác Hồ (phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Còn với vợ chồng chị Nguyễn Thị Lành cùng là giáo viên sau 7 năm sống chung một mái nhà thì hôm nay là ngày vui lớn, ngày hạnh phúc nhất khi chính thức được đeo nhẫn cưới, khoác áo cô dâu.

Gia đình hai bên trước đây khó khăn, thiếu thốn nên chỉ làm lễ dạm hỏi nhỏ để bày tỏ tình thân thương trước khi về sống chung với nhau. Năm 2021, cả hai vợ chồng đều tất bật với các hoạt động chống dịch, hỗ trợ người dân đi chợ, mang thực phẩm đến cho người dân khó khăn, trong khu cách ly, vùng dịch...

Tuy nhiều vất vả, hiểm nguy nhưng với vợ chồng chị Nguyễn Thị Lành đây là niềm vui, hạnh phúc bởi họ được san sẻ cùng mọi người trong lúc khó khăn.

Trong ngày trọng đại, cảm xúc hồi hộp xen lẫn hạnh phúc, chị Nguyễn Thị Lành bày tỏ: “May mắn đến giờ này sức khỏe cả nhà đều ổn và đang tất bật cho lễ cưới. Có lẽ, vui nhất là đứa con gái của mình được chứng kiến ba mẹ trong ngày trọng đại cuộc đời.”

Cùng hoàn cảnh, vợ chồng chị A Lăng Thị Béch, anh Đào Nguyễn Minh Quân (trọ tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) chung sống cùng nhau hơn 10 năm và có một cô con gái nhưng ước mơ được mặc áo cô dâu, chú rể nay mới thành hiện thực.

Cuộc sống với bộn bề lo toan, vất vả, đâu phải ai cũng có cơ hội tổ chức lễ cưới trọn vẹn như ước mơ. Có lẽ vì vậy mà ngay trong ngày cưới cả hai vợ chồng vẫn còn “ngẩn ngơ” chưa tin đó là sự thật.

Không kiềm được xúc động, vợ chồng anh Võ Hồng Mến và chị Lê Thị Niên (trọ gần Quốc lộ 13, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Vợ chồng mình rất vui và hạnh phúc khi được tham gia lễ cưới tập thể này. Chương trình không chỉ có ý nghĩa, thiết thực mà cần được tiếp tục phát huy, duy trì thường xuyên để giúp các cặp vợ chồng công nhân nghèo có được hôn lễ truyền thống như mong đợi," anh Mến chia sẻ.

Tron nghia, ven tinh le cuoi 100 cap doi cong nhan dung dip Quoc khanh hinh anh 3
100 cặp đôi tham dự Lễ cưới tập thể năm 2022 diễu hành qua các tuyến đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Có mặt tại lễ cưới, lãnh đạo Thành phố cùng họ hàng, người thân cùng chúc phúc cho các cặp đôi; dự tiệc cưới và chứng kiến nghi thức trao nhẫn cưới, giấy đăng ký kết hôn theo truyền thống của lễ cưới Việt Nam.

Các cô dâu, chú rể tham gia lễ cưới tập thể cũng được trao tặng nhiều vật phẩm cưới, đồ dùng gia đình phục vụ cuộc sống, phiếu mua hàng, chăm sóc sức khỏe, bàn tiệc cưới và cả “Căn phòng mơ ước” (miễn phí một năm tiền trọ) cho cặp đôi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Theo ông Lê Thanh Vũ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí Minh, điểm mới của chương trình lễ cưới năm nay là các cặp đôi tham gia diễu hành bằng xe buýt hai tầng, qua các tuyến đường Nam Kỷ Khởi Nghĩa-Nguyễn Văn Trỗi-Hoàng Văn Thụ-Cộng Hòa-Trường Chinh-Phạm Văn Bạch-Tân Sơn… trước khi đến Trung tâm Hội nghị tiệc cưới tại Tân Sơn, quận Gò Vấp có cổng cưới bằng trái cây lớn nhất Việt Nam với biểu tượng rồng phụng cao 5m, chiều ngang 14m.

Lễ cưới tập thể là hoạt động truyền thống của thanh niên công nhân Thành phố; tôn vinh nét đẹp của đám cưới Việt. Chương trình còn khuyến khích công nhân tổ chức lễ cưới tiết kiệm, đầm ấm; tiếp sức cho các cặp đôi công nhân có hoàn cảnh khó khăn được nên duyên với lễ cưới đủ đầy.

Qua 13 năm tổ chức chương trình lễ cưới tập thể, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân Thành phố Hồ Chí Minh đã chăm lo, hỗ trợ lễ cưới cho 922 cặp đôi thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn và tình nguyện viên tham gia công tác chống dịch COVID-19./.

Thanh Vũ (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/tron-nghia-ven-tinh-le-cuoi-100-cap-doi-cong-nhan-dung-dip-quoc-khanh/814272.vnp

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
Xem thêm
Phiên bản di động