Tri ân các thế hệ nhà giáo đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp “trồng người”
Dự buổi Lễ có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh...
Việc tự đổi mới của nhà giáo quyết định sự thành công của giáo dục
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh vị thế cao quý của nghề dạy học. Trọng đạo và tôn sư đã là nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. 40 năm trở lại đây, khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được xác định thì tinh thần ấy càng được phát huy. Nó hun đúc thành một nét đẹp, nét đặc sắc trong văn hóa giáo dục và đời sống văn hoá của người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng ngành GD&ĐT nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sau mấy chục năm xây dựng và phát triển, hiện nay, lực lượng nhà giáo đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Cả nước hiện có hơn 1,6 triệu nhà giáo đang làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập, từ mầm non tới đại học, phổ thông đến hệ thống dạy nghề.
Có hơn 900.000 nhà giáo nghỉ hưu vẫn có nhiều đóng góp ở các góc độ khác nhau cho giáo dục. Có gần 115.000 giáo sinh đang học tập trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm trong cả nước, là nguồn dự bị bổ sung quan trọng cho đội ngũ nhà giáo trong tương lai. Hiện nay, đội ngũ nhà giáo có hơn 24.000 người có học vị Tiến sĩ, hơn 43.000 Phó Giáo sư và 550 Giáo sư. Cả nước có 82 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và gần 1.700 nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Đội ngũ nhà giáo hiện đang đảm nhiệm việc dạy học cho trên 23 triệu học sinh học tập tại tất cả các chương trình, các bậc học và các loại hình giáo dục. Với tư cách là bộ phận lớn của tầng lớp tri thức, cán bộ khoa học, các nhà giáo công tác trong các trường đại học hiện đang có đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Trên 70% số phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, công bố khoa học quốc tế được thực hiện bởi các nhà giáo, các nhà khoa học.
Đội ngũ đông đảo các nhà giáo đang tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, từ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội và Liên hiệp hội, các tổ chức xã hội. Họ là lực lượng có chuyên môn, hiểu biết và có trách nhiệm trong các hoạt động của đất nước
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đất nước sau hơn 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, cơ đồ đất nước to lớn vững bền chưa từng có. Để đạt được những thành tựu đó, ngành Giáo dục và các nhà giáo có đóng góp quan trọng.
Chia sẻ về trọng trách của giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhà giáo giờ đây không chỉ cần có đầy đủ các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng nghề như từng có và đã có. Nhà giáo thời đại công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế còn cần tiên phong trong chuyển đổi số, giáo dục số, xã hội số, phải làm chủ được công nghệ và khoa học giáo dục hiện đại, phương tiện dạy học hiện đại, thành thạo các phương pháp khoa học kiểm tra đánh giá hiện đại.
Cô giáo Nguyễn Thị Bảo Thúy (giáo viên Trường Trung học phổ thông Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Tháng 11 lại về, cả nước dành cho ngành Giáo dục những lời tri ân tốt đẹp nhất khiến cho chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình càng lớn hơn. Tôi tin rằng, không chỉ riêng tôi mà tất cả quý thầy cô đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ của Chủ tịch nước trong thư gửi ngành Giáo dục nhân ngày Khai giảng năm học 2022-2023: “Nỗ lực tận tụy, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người vĩ đại” xứng đáng với niềm tin yêu của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới và sáng tạo trong dạy học để đạt hiệu quả cao nhất trong sự nghiệp giáo dục. Hôm nay, ngày mai, tôi sẽ vẫn mãi tự hào về công việc của mình: Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất/Có một nghề không trồng cây vào đất/Mà cho đời những đóa hoa thơm…”. |
Thế giới biến đổi từng giây từng phút, lượng tri thức nhân loại bùng nổ, mô hình bậc thầy uyên bác biết tất, biết mười dạy một không còn phù hợp, thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng và dẫn dắt học trò tự tìm kiếm và phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn... Không những thế, trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa và xã hội cao hơn, phức tạp hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đó.
Trong đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Việc tự đổi mới của nhà giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục. Việc đổi mới giáo dục phổ thông theo chương trình 2018 là một cuộc chuyển đổi sâu sắc, toàn diện, tốc độ nhanh chưa từng có, đòi hỏi cao, kỳ vọng lớn, phạm vi ảnh hưởng sâu rộng và thực hiện bởi những phương thức phi truyền thống. Việc đổi mới giáo dục đại học, đào tạo nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực quốc tế… Những đổi mới ở tất cả các cấp và ở chiều sâu như vậy đặt nhà giáo trước những cơ hội rất lớn, mới để phát triển, buộc phải phát triển, nhưng cũng là thách thức vô cùng lớn, làm thay đổi những truyền thống, những thói quen và rất nhiều điều từng có trong lực lượng nhà giáo”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời khẳng định: “Bộ GD&ĐT coi phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng là việc sống còn của ngành. Phát triển GD&ĐT cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước, thì phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá trong đột phá chiến lược ấy”.
Tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước
Tại buổi Lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, văn hoá và con người Việt Nam”.
Thủ tướng cho biết, trong công cuộc đổi mới, xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức và tổ chức thực hiện; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. |
Thủ tướng ghi nhận, chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, tự chủ đại học được thúc đẩy. Một số trường của Việt Nam được xếp vào tốp 500 trường đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới. Hơn 2 năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 nhưng nhiều mô hình, phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, nhất là dạy học trực tuyến đã được triển khai với tinh thần “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng, được nhân dân ghi nhận, xã hội đánh giá cao.
“Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp chúng ta tri ân nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy cô giáo luôn cống hiến thầm lặng, bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai. Nhiều thầy cô đã vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, hy sinh, tâm huyết, cống hiến với nghề. Có những thầy cô đã hiến dâng cả tuổi xuân, tình nguyện trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, một lần nữa, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp trồng người hết sức cao cả và vinh quang”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều cơ hội, vận hội, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thử thách mới. Sự nghiệp GD&DT của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, tồn tại cần sớm khắc phục và những khó khăn, thách thức phải vượt qua.
Tiết mục văn nghệ chào mừng. |
Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài…”; “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế…”; “Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”.
Để đạt được những mục tiêu này, cần xác định rõ, GD&ĐT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Thủ tướng tin tưởng, với nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao, nhiệt huyết nhiều, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, đội ngũ các nhà giáo sẽ khắc phục mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu trở thành người thầy giáo tốt, thực sự là hình mẫu cho người học, để nghề dạy học luôn được tôn vinh như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo; góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32