Chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện. Đóng vai trò quyết định cho thành công của đổi mới chính là đội ngũ nhà giáo. Dù ở nơi thuận lợi hay nơi khó khăn, dù đời sống còn nhiều vất vả, song điểm chung lớn nhất là các thầy cô đều nỗ lực, cố gắng không ngừng và sẵn sàng tâm thế cho quá trình đổi mới.
Ai còn nhớ kỷ niệm làm “bích báo” ... Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành Giáo dục nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Mỗi nhà giáo đều nêu cao tấm gương đạo đức, biến thách thức thành sự sáng tạo, đổi mới

Tri ân nhà giáo

Sự kiện kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) được Bộ GD&ĐT xác định là một trong những việc trọng tâm trong năm 2022 nhằm tôn vinh, tri ân những nỗ lực, đóng góp của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT; tạo hứng khởi, khơi dậy tinh thần “hết lòng vì học sinh thân yêu”, thúc đẩy đội ngũ nhà giáo và toàn ngành Giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Chuỗi sự kiện cũng là dịp để toàn xã hội thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng ngành Giáo dục chăm lo, xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, phát triển GD&ĐT đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; qua đó giáo dục và phát huy hơn nữa truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Đồng thời là dịp ghi nhận, tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp GD&ĐT.

Nhiều hoạt động khác cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các địa phương tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhiều hoạt động đã được Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các địa phương tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh minh họa: L.C)

Đại lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào sáng 19/11 tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành cơ quan Trung ương; đại diện các địa phương, cơ sở giáo dục và đặc biệt là sự hiện diện của 400 nhà giáo xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,2 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước.

Trước khi diễn ra đại lễ, đoàn giáo viên xuất sắc tiêu biểu sẽ vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có cuộc hội kiến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và có buổi gặp mặt trò chuyện với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ có các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, tri ân các nhà giáo lão thành, những người có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Nhiều hoạt động khác cũng được Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các địa phương tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam như: Khánh thành công trình tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục (trụ sở đầu tiên của Bộ GD&ĐT) tại tỉnh Tuyên Quang; khánh thành công trình tôn tạo khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ngành Giáo dục tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị; Hội thao giáo viên nhân dân toàn quốc và nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ ý nghĩa khác…

Thành quả trong phát triển đội ngũ giáo viên và đóng góp của nhà giáo

Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước; sự chăm lo của các đoàn thể, tổ chức xã hội; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương; sự phối hợp của các bậc cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự nghiệp GD&ĐT nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Các thế hệ nhà giáo bằng trí tuệ, tâm huyết, tình yêu nghề, yêu người và đức hi sinh, tận hiến đã âm thầm đóng góp quan trọng làm nên những thành tựu lớn lao của ngành GD&ĐT. (Ảnh minh họa: Q.A)

Quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước tiến bộ, trình độ nghề nghiệp của người lao động được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, từng bước phát triển về chất lượng. Đến nay, cả nước có hơn 1,3 triệu nhà giáo, trong đó có gần 80.000 giảng viên đại học, cao đẳng với hơn 48.000 Thạc sĩ, hơn 24.000 Tiến sĩ, gần 5.000 Giáo sư, Phó Giáo sư. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) cấp Mầm non là 91,7%; Tiểu học là 74,8%; Trung học cơ sở là 86,1%; Trung học phổ thông là 99,9%.

Hầu hết các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều khởi sắc và tiếp tục khẳng định bằng những thành quả đáng trân trọng. Chất lượng giáo dục nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới. Hay trong các Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, lứa tuổi 15 (PISA), học sinh Việt Nam đều đạt kết quả ấn tượng, vượt qua mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Học sinh Việt Nam đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2018-2022 có 175 học sinh Việt Nam dự thi các kỳ Olympic quốc tế và khu vực thì 100% đạt giải, trong đó có những học sinh giảnh Huy chương Vàng với số điểm cao nhất thế giới, có những học sinh chỉ mới lớp 10 đã giành Huy chương Vàng. Cụ thể: Năm 2018, 13 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 11 Huy chương Đồng; năm 2019, 15 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng; năm 2020 có 9 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích; năm 2021 có 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng; năm 2022 có 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng.

Giáo dục đại học có bước tiến dài, nhiều trường đại học liên tục có tên và liên tục cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế… Tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). 368 chương trình đào tạo được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đại học của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, lọt vào danh sách 1.000 trường hàng đầu thế giới của Tổ chức Quacquarelli Symonds (Anh).

Mặt khác, tự chủ đại học đã tạo nên đột phá khi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới. Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín. Cả nước hiện có 176 trường đại học công lập, 66 trường ngoài công lập, với gần 1,7 triệu sinh viên.

Thành tựu về giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc chất lượng nguồn nhân lực. Như năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở 40% thì đến năm 2020 đã tăng lên 64%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 14,6% lên 24,5%.

Thời gian qua, chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước tiến bộ. (Ảnh minh họa: B.M)
Thời gian qua, chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước tiến bộ. (Ảnh minh họa: B.M)

Từ năm 2020 đến nay đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của hệ thống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Với chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”, các cấp bậc học (trừ Mầm non) đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến qua Internet và truyền hình, đây là lần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước. Báo cáo PISA của OECD công bố ngày 29/9/2020, đánh giá: “Việc học trực tuyến để phòng chống Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”. Đây là nhận định xác đáng khi Việt Nam có gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình 67,15% của các nước OECD, xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học đã có bước phát triển đồng bộ, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào các lĩnh vực từ khoa học cơ bản đến khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ. Đến nay, trong toàn hệ thống giáo dục đại học đã có hơn 73 ngàn giảng viên đại học cơ hữu, trong đó có hơn 22 ngàn Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Đây là đội ngũ nhà giáo - nhà khoa học, vừa nghiên cứu vừa giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Đây là đội ngũ tinh hoa, là “máy cái” trực tiếp đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, qua 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ nhà giáo - nhà khoa học cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển đất nước nói chung và khoa học, công nghệ nói riêng.

Công bố quốc tế của đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học đã tăng lên mạnh mẽ, đóng góp khoảng 80% tổng số các công bố quốc tế trên cơ sở dữ liệu có uy tín giai đoạn 2016-2021 đưa xếp hạng của Việt Nam theo dữ liệu Scopus tăng từ bậc 57 năm 2016 lên bậc 45 năm 2021 trên toàn thế giới và hiện đứng thứ 12 ở Châu Á, thứ 5 trong khối ASEAN góp phần không nhỏ trong việc nâng cao xếp hạng cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

Các thế hệ nhà giáo Việt Nam bằng trí tuệ, tâm huyết, tình yêu nghề, yêu người và đức hi sinh, tận hiến đã âm thầm đóng góp quan trọng làm nên những thành tựu lớn lao đó.

GD&ĐT đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện. Đóng vai trò quyết định cho thành công của đổi mới chính là đội ngũ nhà giáo. Dù ở nơi thuận lợi hay nơi khó khăn, dù đời sống còn nhiều vất vả, song điểm chung lớn nhất là các thầy cô đều nỗ lực, cố gắng không ngừng và sẵn sàng tâm thế cho quá trình đổi mới. Tâm thế này cùng với quá trình được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đã giúp các thầy cô tự tin trở thành nhân tố quan trọng của quá trình đổi mới.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động