Tranh cãi việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, chuyên gia y tế nói gì?

(LĐTĐ) Lo ngại về sự an toàn của vắc xin Covid-19 đối với trẻ em trong lứa tuổi 5-11, nhiều phụ huynh tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định không cho con trẻ tiêm vắc xin, bất chấp sự gia tăng của các ca F0 trong trường học trong thời gian gần đây.
F0 trong trường học tăng, nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh lo lắng Sở Công Thương TP.HCM lý giải nguyên nhân thiếu hụt xăng dầu tại một số cửa hàng F0 trong trường học tại thành phố Hồ Chí Minh tăng sau 4 ngày học trực tiếp

Bất đồng việc tiêm vắc xin Covid-19

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, trong vài ngày qua số ca F0 trong trường học liên tục tăng cao. Cụ thể, ngày đầu tiên mở cửa trường học trở lại 14/2, Thành phố ghi nhận 27 học sinh F0; nhưng đến ngày 18/2, số học sinh F0 được phát hiện là 112, trong đó có 90 trẻ cấp tiểu học và mầm non, hiện là những đối tượng chưa được tiêm vắc xin Covid-19.

Sở Giáo dục và Đào tạo nhận định, tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trong trường học, trong tuần này, số ca F0 tại các trường được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Trước tình hình đó, nhiều phụ huynh tại thành phố Hồ Chí Minh đã nảy ra những bất đồng ý kiến trong việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Tranh cãi việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, chuyên gia y tế nói gì?
Nhiều phụ huynh lo lắng việc chưa tiêm vắc xin Covid-19 mà cho con đi học có thể gây nguy cơ lây nhiễm cao cho con.

Anh Nguyễn Văn Thắng (35 tuổi, ngụ quận Tân Bình), hiện đang chăm sóc cho hai đứa con lần lượt là 6 tuổi và 8 tuổi, cho rằng việc tiêm vắc xin Covid-19 vào thời điểm này là rất cần thiết, khi số ca nhiễm trong trường học liên tục tăng cao, cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể gây nguy hiểm cho các con.

“Nếu con được tiêm thì khi cho đến trường học cũng yên tâm hơn, con cái tuổi còn nhỏ nên ý thức phòng dịch kém. Nên được tiêm thì tỷ lệ nhiễm cũng ít hơn, tôi chỉ mong con được tiêm càng sớm càng tốt, để khi đi làm còn yên tâm”, anh Thắng nói.

Anh Thắng cũng cho biết thêm, các loại vắc xin được sử dụng cho trẻ từ 5-11 tuổi đã được kiểm duyệt rất chặt chẽ nên nhà nước mới cho phép tiêm. Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên đều được tiêm 2 mũi cả, nhưng không xuất hiện các triệu chứng gì đáng lo ngại, nên việc tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi cũng không có gì phải lo lắng.

Trái lại, anh Đinh Hữu Nhân (32 tuổi, ngụ quận 12) hiện đang có hai đứa con lần lượt 4 tuổi và 6 tuổi, cho biết anh sẽ không cho con đi tiêm vắc xin Covid-19 vào thời điểm này, vì lo ngại những tác dụng phụ không mong muốn tác động lên sức khoẻ của con về lâu về dài.

Tranh cãi việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, chuyên gia y tế nói gì?
Một số phụ huynh tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang lo ngại về tác dụng phụ của vắc xin Covid-19.

“Vắc xin này chỉ mới được nghiên cứu ra gần đây, nên tôi sợ nó không an toàn với các con. Với vắc xin này không phải là loại nghiên cứu dành riêng cho trẻ, mà chỉ là vắc xin dùng cho người lớn nhưng với liều lượng ít hơn. Vì vậy tôi sẽ chưa cho các con đi tiêm vắc xin trong thời gian tới”, anh Nhân nói thêm.

Ngoài ra, anh Nhân cũng cho biết, trong tương lai có thể sẽ cho con đi tiêm vắc xin, chỉ khi loại vắc xin đó được nghiên cứu bài bản và có thời gian thử nghiệm lâu dài, chứ không phải loại vắc xin được nghiên cứu “chớp nhoáng” như hiện tại.

Cùng chung ý kiến trên, chị Nguyễn Thị Ngọc (29 tuổi, ngụ quận 12) hiện đang là mẹ đơn thân của một đứa con trai 5 tuổi cho biết, việc tiêm vắc xin cho trẻ hiện vẫn chưa cần thiết. Chị Ngọc tin rằng, trẻ từ 5-11 tuổi có sức đề kháng tốt hơn người lớn nên dù có nhiễm Covid-19 thì triệu chứng cũng không đáng ngại, và chỉ sau vài ngày là các con tự khỏi.

“Tôi tìm hiểu thì thấy trẻ em nhiễm Covid-19 chủ yếu là các triệu chứng nhẹ, khỏi bệnh sau vài ngày nên cũng không lo lắng lắm. Các trường hợp trẻ trở nặng là do bệnh nền với béo phì là chủ yếu, nên đối tượng này cần tiêm vắc xin là đúng, còn trẻ có sức khoẻ bình thường thì chưa cần thiết”, chị Ngọc nói.

Chuyên gia y tế nói gì?

Trước những bất đồng của nhiều phụ huynh tại thành phố Hồ Chí Minh, PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên – Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Trưởng Khoa Covid-19 Bệnh viện Nhi Đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi hiện tại là cần thiết, nhất là đối với những trẻ bị béo phì và có bệnh nền.

“Số ca nhiễm ở trẻ em hiện nay chủ yếu là từ dưới 12 tuổi, những trẻ nhập viện chủ yếu là có bệnh nền. Tuy nhiên, những trẻ không có bệnh nền trong lứa tuổi này nếu bị nhiễm Covid-19 cũng có thể gây tổn thương phổi”, PGS Thế Nguyên nói.

PGS Thế Nguyên cho biết, trẻ em nếu bị nhiễm Covid-19 dù không có triệu chứng vẫn có thể mắc hội chứng viêm đa cơ quan, tỷ lệ này đang tăng dần. Ngoài ra, nếu trẻ em mắc Covid-19 cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý, hiện đang là vấn đề của cả thế giới.

Tranh cãi việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi, chuyên gia y tế nói gì?
PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên cho rằng, nên bắt buộc tiêm đối với trẻ bị bệnh nền, béo phì.

Về lo ngại sốc phản vệ ở trẻ 5-11 tuổi của các phụ huynh, PGS Thế Nguyên cũng cho biết, nghiên cứu về nguy cơ sốc phản vệ ở lứa tuổi này vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào, khác với lứa từ 12 tuổi trở lên, đã có ghi nhận các trường hợp sốc phản vệ. Dù vậy, ngành y tế vẫn phải chuẩn bị chu đáo để tránh các trường hợp tai biến có thể xảy ra.

Giải đáp về thắc mắc liệu tiêm vắc xin Covid-19 có thể gây vô sinh hay không, PGS Thế Nguyên cho rằng, về lâu dài thì cần phải theo dõi, nhưng hiện nay thì không ảnh hưởng đến vô sinh, trái lại, việc nhiễm Covid-19 nặng có thể tác động đến việc vô sinh. Ngoài ra, vắc xin Covid-19 cũng không tồn tại lâu, theo thời gian thì lượng kháng thể sẽ giảm dần đi.

“Đến bây giờ, khoa học vẫn chưa có kết luận về việc tiêm vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến vô sinh”, PGS Thế Nguyên nói.

Liên quan đến việc ngày, BS.CKII Nguyễn Thuỵ Minh Thư – Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, việc có nên tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi hay không, hiện nay đang gây tranh cãi trên thế giới, không chỉ trong giới phụ huynh mà kể cả trong giới y khoa.

Bác sĩ Minh Thư cho biết, trẻ em hiện nay có tỷ lệ nhiễm ít hơn một phần là do sức đề kháng mạnh, một phần khác là do ít mắc các bệnh nền. Trong khi những người lớn tuổi thì lại gặp nhiều bệnh nền, phổ biến như cao huyết áp hoặc tiểu đường. Vì thế, trẻ em khi bị nhiễm Covid-19 cũng ít khi bị trở nặng hơn.

“Các bệnh nhân của tôi chủ yếu là các trẻ bị bệnh mãn tính, cho nên quan điểm cá nhân của tôi là vẫn nên tiêm”, bác sĩ Thư cho biết.

Về vấn đề sốc phản vệ khi tiêm vắc xin Covid-19, bác sĩ Minh Thư cho biết, sốc phản vệ là cơ thể bị dị ứng nhưng là bị dị ứng nặng hơn những loại thông thường. Khi có một chất gì lạ vào cơ thể thì cơ đều có nguy cơ gây dị ứng, chất đó có thể là vắc xin, đồ ăn hoặc bất kỳ thứ gì khác, và nó không liên quan đến bệnh nền.

“Trẻ có bệnh nền nên tiêm vắc xin vì Covid-19 có thể trở nặng trên đối tượng này, bệnh nền không làm tăng tỷ lệ dị ứng ở trẻ khi tiêm vắc xin”, bác sĩ Minh Thư nói.

Bác sĩ Thư cho rằng, không nên bắt buộc 100% các trẻ từ lứa tuổi 5-11 khoẻ mạnh phải đi tiêm vắc xin Covid-19, mà nên xem đây là một lựa chọn cho phụ huynh và để phụ huynh tự quyết định, vì họ hiểu được nguy cơ và lợi ích của việc tiêm vắc xin.

Minh Tuấn

Bài viết cùng chủ đề

Phòng chống dịch Covid 19

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 11 tháng của năm 2023, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động, đạt 123,6% kế hoạch giao trong năm. Ước hết năm 2023, Hà Nội sẽ tạo việc làm mới cho 212.000/162.000 lao động, đạt 130% kế hoạch giao trong năm.

Tin khác

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

Bí quyết giúp phái nữ khỏe đẹp tự nhiên

(LĐTĐ) Không còn xa lạ với phái nữ, hạt đậu nành tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào, hỗ trợ chị em chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện.
Xử lý nghiêm các bác sĩ "dỏm" trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm các bác sĩ "dỏm" trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Ngày 1/12, Sở Y tế TP.HCM vừa tổ chức cuộc họp với các Sở, ngành về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân trên địa bàn TP.HCM.
Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

(LĐTĐ) Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng được thành phố Hà Nội triển khai đồng loạt bắt đầu từ ngày hôm nay (1/12).
Khi ma túy “ẩn mình” trong thuốc lá điện tử!

Khi ma túy “ẩn mình” trong thuốc lá điện tử!

(LĐTĐ) Thành phần hóa chất, ma túy có trong thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống. Đáng lo ngại, hiện tỷ lệ hút thuốc lá điện tử đang gia tăng trong giới trẻ. Để các sản phẩm thuốc lá mới không trở thành vấn nạn trong xã hội, theo các chuyên gia, cần xem xét việc cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam.
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.
Tiếp tục ra quân vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

Tiếp tục ra quân vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội), mới đây, đồng loạt các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tiếp tục ra quân tổng vệ sinh môi trường, trọng tâm là diệt các ổ bọ gậy, nguyên nhân phát triển muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
TP.HCM: Bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề vẫn được phân công khám sức khỏe học sinh

TP.HCM: Bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề vẫn được phân công khám sức khỏe học sinh

(LĐTĐ) Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Trung tâm y tế quận 6 đã phân công các bác sĩ khám sức khỏe cho học sinh khi chưa có chứng chỉ hành nghề.
Tăng cường sức khoẻ vận động tuổi trung niên với đạm đậu nành

Tăng cường sức khoẻ vận động tuổi trung niên với đạm đậu nành

(LĐTĐ) Không chỉ là bạn đồng hành thân thiết với người trẻ mê tập luyện để tăng cơ bắp, đạm đậu nành còn rất quan trọng trong việc giúp lứa tuổi trung niên duy trì sức khỏe vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh BHYT

Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh BHYT

(LĐTĐ) Quy định phân tuyến khám chữa bệnh (KCB) và phân loại bệnh nhân theo tuyến là cần thiết, đảm bảo hệ thống y tế phát triển bền vững để chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân. Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, người bệnh sẽ “đổ dồn” lên tuyến trên điều trị làm tuyến trên bị quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe và KCB cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động