Trách nhiệm không của riêng ai
Nhân rộng những mô hình hay giảm thiểu rác thải nhựa Cần chính sách khuyến khích các đơn vị giảm sử dụng sản phẩm nhựa Người dân, tiểu thương chung tay giảm rác thải nhựa |
Hình thành lối sống “xanh” tại các cơ quan, công sở (Ảnh: K.Tiến) |
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội đã đặt ra kế hoạch cụ thể trong việc giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ quan, đơn vị... trực thuộc thành phố. Theo đó, kể từ tháng 9/2019, các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp của Hà Nội đã đồng loạt thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Cụ thể hơn, thành phố còn yêu cầu: Từ năm 2020 trở đi, Sở Tài chính không bố trí kinh phí với các khoản chi cho cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp để mua sắm sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc hội họp, hội thảo, hội nghị và hoạt động khác… Những định hướng đó nhằm thay đổi thói quen của mỗi người và thực sự có tác động rất lớn đối với đời sống xã hội.
Cùng với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các em học sinh - thế hệ tương lai cũng đã nhập cuộc với nhiều hoạt động thiết thực, như: Tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, đề xuất các giải pháp để hạn chế rác thải nhựa và sử dụng các vật liệu thay thế. Đơn cử, tại trường Tiểu học Yên Hòa, các hoạt động sinh hoạt tập thể đều được nhà trường lồng ghép thông điệp “nói không với rác thải, phế thải nhựa”.
Gần đây nhất, tại phiên chợ quê do trường tổ chức, các gian hàng trưng bày đại diện cho 5 khối từ lớp 1 đến lớp 5 đều được Ban giám hiệu hướng dẫn trang trí, sắp xếp theo đúng tinh thần tận dụng phế thải nhựa để tạo ra những sản phẩm, hình khối đặc sắc mà vẫn mang đậm ý nghĩa tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Chị Phạm Thị Hồng, nhân viên văn phòng trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, bên cạnh việc sử dụng túi vải, mang theo các loại bình nước, hộp đựng thức ăn khi đi mua sắm, bước vào năm học mới 2020-2021, chị đã cùng các con bọc sách vở bằng các loại giấy báo, giấy in hoa thay vì bọc bằng ni lông như nhiều năm trước đây. “Các con tôi đều cảm thấy thú vị với việc làm này và chia sẻ với bạn bè để hạn chế túi ni lon. Tôi hy vọng các thầy cô giáo, các trường học sẽ có những hoạt động thiết thực để cùng chung tay đẩy lùi rác thải nhựa”.
Hay chị Nguyễn Hoàng Thảo (sinh năm 1985, Giảng viên khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội), được coi là một trong những đại diện “sống xanh”của Việt Nam. Nguyễn Hoàng Thảo là người sáng lập dự án “Nói không với túi nylon” với hơn 70.000 người theo dõi, tổ chức 12 workshop, sự kiện nhiều chủ đề thú vị xung quanh câu chuyện sống xanh, bảo vệ môi trường. Thảo cũng là “bà chủ nhỏ” của Go Eco Hà Nội - cửa hàng chuyên cung cấp những sản phẩm thân thiện với môi trường với tiêu chí hạn chế tối đa việc phát thải rác.
Nguyễn Hoàng Thảo cho rằng chị cảm thấy ngày càng mệt mỏi khi xung quanh mình bị bủa vây bởi tất cả các loại nhựa sử dụng một lần. Chị đã cố gắng sống không lãng phí, chẳng hạn như, không vứt một chiếc áo không dùng nữa một cách quá đơn giản. Thay vào đó, chị tái chế và biến nó thành một chiếc túi vải.
“Sống xanh cũng giống như việc mọi người đeo mũ bảo hiểm là vì bị bắt buộc, theo xu hướng hay nhận thức rằng đây là việc cần làm để bảo vệ chính mình. Nếu mọi thứ bắt nguồn không phải từ nhận thức mà chỉ là xu hướng thì dĩ nhiên nó sẽ không thể nào bền bỉ và kiên trì được”, chị Thảo cho biết.
Có thể thấy, để việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đạt hiệu quả dài lâu thì việc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức để mỗi người dân Hà Nội nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế túi ni lông chính là giải pháp căn cơ nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và qua đó có những hành động cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, vừa có ích cho bản thân vừa làm lợi cho cộng đồng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09