TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước

(LĐTĐ) Ngày 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh (TT&TT TP.HCM), Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP.HCM và Thành Đoàn TP.HCM tổ chức tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp: cơ hội và thách thức”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn về thách thức từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo Ngành Giáo dục ứng phó thế nào với ChatGPT? Cộng đồng trách nhiệm giúp công nhân Công ty PouYuen mất việc kiếm kế sinh nhai

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, ChatGPT là một công nghệ trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhiều quốc gia và doanh nghiệp cũng đang khai thác hiệu quả trí tuệ nhân tạo này. Do đó, Sở nhận thấy cần phải nâng cao nhận thức, tìm hiểu sâu hơn để tìm cách khai thác lợi thế của ChatGPT, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của công chức Thành phố.

"Sau khi ra mắt tháng 11/2022, thì 2 tháng sau ChatGPT đã đạt khoảng 100 triệu người dùng, tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Một khảo sát 1.000 doanh nghiệp được công bố ngày 25/2 vừa qua cho thấy khoảng 48% số công ty đã ứng dụng ChatGPT vào công việc", ông Thắng cho biết.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại tọa đàm.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng nhận định, ChatGPT đang đặt ra những thách thức tiềm ẩn, thách thức cho quản lý nhà nước, như việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác và an toàn thông tin, hoặc việc kiểm soát và giải quyết các tranh chấp hay xung đột có liên quan đến ChatGPT. Vì vậy, để sử dụng Chat GPT hiệu quả cần thận trọng, xem xét một cách khoa học, tận dụng những lợi thế và xác định những rủi ro để có biện pháp phòng tránh.

Phát biểu tại toạ đàm, PGS.TS Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học Tính toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho rằng, trong vấn đề quản lý nhà nước, ChatGPT sẽ giúp ích rất nhiều trong các dịch vụ công như: Tiếp nhận phản ánh, phân loại phản ánh, hướng dẫn thủ tục, phân tích dữ liệu, tổng hợp thông tin... Điều này sẽ có lợi cho cả người dân và cán bộ nhà nước.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
PGS.TS Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho rằng ChatGPT vẫn có sai số.

Tuy nhiên, ông Đinh Điền khuyến cáo ChatGPT cũng có sai số, thiếu chuẩn xác trong cung cấp kiến thức về kinh tế, xã hội, lịch sử... và tự ChatGPT không phân định được đâu là thông tin đúng và thông tin sai. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả thì cần phải giỏi và làm chủ được ChatGPT. Nghĩa là, người dùng phải tự trang bị những kiến thức thông tin nền cao hơn để có thể kiểm chứng độ chính xác mà ChatGPT cung cấp.

"ChatGPT lấy thông tin từ rất nhiều nguồn trên thế giới từ nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng chúng ta không thể truy được nguồn nên không thể biết được thông tin đó có đúng hay không. Vì vậy, cần phải có thời gian để nghiên cứu kỹ hơn công nghệ này nhằm áp dụng trong công tác quản lý nhà nước", ông Đinh Điền chia sẻ.

TP.HCM: Nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý nhà nước
TS. Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội an toàn thông tin phía Nam khuyến cáo cần cẩn trọng khi sử dụng ChatGPT.

TS. Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội an toàn thông tin phía Nam cho rằng, để đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong việc áp dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, cần phải có cơ chế để "làm sạch" dữ liệu đầu vào, nhằm loại bỏ những dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu mật trong quá trình sử dụng ChatGPT.

"Chúng ta cần phải cẩn trọng khi tương tác với ChatGPT, nhất là việc chia sẻ những thông tin nhạy cảm về cá nhân, hành vi, ý định trong tương lai. Ngoài ra, việc lấy các gợi ý từ ChatGPT cũng có nhiều rủi ro, nếu thông tin chúng ta nhận được giống nhau thì các hacker có thể lợi dụng để dự đoán cách hành vi, từ đó dùng những thông tin này vào mục đích xấu", ông Võ Văn Khang chia sẻ.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

(LĐTĐ) Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức cùng các sự kiện bên lề, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các thực tiễn tốt, cách tiếp cận và sáng kiến mới để mở rộng hợp tác giữa các nước, các tổ chức, doanh nghiệp về đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo.
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

(LĐTĐ) Tập đoàn FPT và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu sự hợp tác toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo hiểm nhân thọ.
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Trong đó, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP nêu rõ điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân

(LĐTĐ) Cả hệ thống chính trị huyện Thanh Trì đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng "Công dân số Thủ đô" - iHanoi. Sau 4 tháng đi vào hoạt động, iHanoi đã tiếp nhận 526 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, 526 phản ánh đã được xử lý, chiếm tỷ lệ 89%.
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

(LĐTĐ) Từ ngày 13 - 14/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, quá trình chuyển đổi số của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đưa Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động