Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn về thách thức từ ChatGPT và trí tuệ nhân tạo
Tọa đàm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hôm nay (ngày 13/2).
Tọa đàm có sự tham dự của các nhà lãnh đạo, quản lý và chuyên gia giáo dục, chuyên gia công nghệ, bao gồm 2 chủ đề thảo luận: “Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục” và “Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Tọa đàm. |
Theo Bộ GD&ĐT, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đang ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh xã hội. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo định hình tương lai giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, gần đây là sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ GD&ĐT và ngành Giáo dục đã chủ động tìm hiểu và nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và AI đối với giáo dục, sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo và hành động phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy hiệu quả tác động tích cực của AI nói chung và ChatGPT nói riêng trong giáo dục.
Thông tin tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, những ngày qua, chúng ta chứng kiến sự hào hứng trong việc tiếp nhận, khai thác, sử dụng và truyền bá công cụ ChatGPT như một phát kiến rất lớn của con người. Công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ qua mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Sự ra đời của những công nghệ, công cụ mới đều giúp cho công việc của chúng ta trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong ngành Giáo dục, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục.
Trong thời kỳ Covid-19, chúng ta chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong việc chuyển từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến, với nhiều công cụ hỗ trợ rất hữu hiệu.
Nhắc lại câu nói “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, trước kia, ngành Giáo dục, hay là các nhà giáo có một đặc quyền là truyền bá tri thức. Ngày nay, với ứng dụng khoa học công nghệ, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi.
“Chúng ta chứng kiến sự ra đời của nhiều công nghệ. Chẳng hạn, lúc đầu rất nhiều người lo lắng, từ sự ra đời của radio, tivi, camera, công nghệ dạy học trực tuyến. Nhiều người lo lắng vai trò người thầy sẽ mất đi, giáo dục cũng sẽ có những thách thức rất lớn. Cuối cùng chúng ta đều thấy, tất cả những công nghệ đó đều giúp cho không chỉ ngành Giáo dục, mà đặc biệt ngành Giáo dục đều có những bước tiến lớn”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.
Các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm. |
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định, với công nghệ trí tuệ nhân tạo nói chung và ChatGPT nói riêng, đứng từ phía các nhà công nghệ, những chuyên gia công nghệ, và đứng từ phía khai thác sử dụng, từ phía chuyên gia giáo dục, làm sao quản lý, hỗ trợ về mặt chính sách để có thể phát huy những tính năng, lợi thế của công cụ này nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung, cũng như để hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của những công nghệ, công cụ này.
“Chắc chắn những công nghệ này sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành Giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học. Đặc biệt quan trọng đây là vai trò cá nhân hóa, cá thể hóa quá trình học tập của người học, và ngày càng hướng tới quá trình dạy và học, hướng tới người học nhiều hơn là người dạy.
Vai trò của người thầy sẽ thay đổi nhưng thay đổi như thế nào để không chỉ là thích ứng mà còn đón đầu và còn để phát huy những lợi thế của công nghệ? Người học sẽ phải thay đổi ra sao và chính sách của nhà nước sẽ phải thay đổi, điều chỉnh như thế nào để tận dụng được những lợi thế và giảm thiểu những tác động tiêu cực, những mặt trái của công nghệ mang lại?
Đó là những nội dung mà Bộ GD&ĐT rất mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo từ các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu có trao đổi cởi mở. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát và điều chỉnh chính sách phù hợp”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ.
Tại Tọa đàm, các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các học giả, các giáo viên đã thảo luận và chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục; đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa các chuyên gia, giáo viên và nhà quản lý để tìm ra giải pháp cho những vấn đề về giáo dục và xây dựng kế hoạch tương lai sử dụng và ứng dụng AI.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40