TP.HCM: Đề xuất thu phí lòng đường để giữ xe cao nhất 350.000 đồng m2/tháng

(LĐTĐ) Theo tính toán của Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), việc thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách TP.HCM khoảng 1.522 tỷ đồng mỗi năm.
TP.HCM: Tập huấn cứu hộ đuối nước cho học sinh, thanh niên Bộ GTVT bàn giao Quốc lộ 1K cho 3 địa phương quản lý Không để xảy ra bất thường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM

Ngày 13/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP.HCM tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo đề án “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM”.

Theo dự thảo Đề án do Sở GTVT TP.HCM xây dựng, TP.HCM được chia thành 5 khu vực để tính mức thu phí cho thuê lòng đường, vỉa hè. Việc thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách Thành phố khoảng 1.522 tỷ đồng/năm.

Cụ thể, khu vực 1 (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A Khu đô thị mới Nam TP.HCM, Khu đô thị mới Thủ Thiêm) được đề xuất mức thu phí sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh là 50.000 - 100.000 đồng/m2/tháng; mức thu sử dụng lòng đường để trông giữ ô tô, xe máy và xe đạp là 180.000 - 350.000 đồng/m2/tháng.

TP.HCM: Đề xuất thu phí lòng đường để giữ xe cao nhất 350.000 đồng m2/tháng
Đề xuất mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM.

Khu vực 2 (quận 2 cũ, quận 6, 7, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân), mức thu sử dụng hè phố để kinh doanh là 20.000 - 30.000 đồng/m2/tháng; mức thu phí vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe là 70.000 - 100.000 đồng/m2/tháng.

Khu vực 3 (các quận 9, Thủ Đức cũ, quận 8, quận 12, Tân Phú, Gò Vấp) và khu vực 4 (huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè) có mức thu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho các hoạt động kinh doanh là 20.000đ/m2/thán; ,ức thu phí để trông giữ xe là 60.000 đồng/m2/tháng.

Khu vực 5 (huyện Cần Giờ) mức thu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố cho các hoạt động kinh doanh là 20.000đ/m2/tháng và mức thu phí trông giữ xe là 50.000 đồng/m2/tháng.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong quá trình xây dựng đề án, Sở đã tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng như mô hình quản lý của các thành phố ở Nhật Bản, Hàn Quốc.

TP.HCM: Đề xuất thu phí lòng đường để giữ xe cao nhất 350.000 đồng m2/tháng
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm: Đề án không đơn giản là tạo nguồn thu ngân sách mà còn tăng cường thiết lập quản lý đô thị.

“Việc xây dựng đề án không đơn giản là bài toán quản lý giao thông. Mục tiêu không chỉ là tạo nguồn thu ngân sách, mà còn tăng cường thiết lập quản lý đô thị. Về mức phí, Sở đã nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nơi lẫn mức độ sẵn sàng chi trả của người dân Thành phố, đồng thời sẽ quy định thêm khu vực nào được thuê, thuê vào việc gì, làm cách nào được thuê”, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm cho hay.

Đồng tình với đề án, luật sư Trương Thị Hòa, Ủy viên Uỷ ban MTTQVN TP.HCM cho biết, hệ thống giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe) ở TP.HCM hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để làm bãi đỗ xe sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, việc thu phí được kỳ vọng sẽ bổ sung thêm nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ.

TP.HCM: Đề xuất thu phí lòng đường để giữ xe cao nhất 350.000 đồng m2/tháng
Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu bãi đỗ xe.

“Đề án đã tính được phần thu thì cũng phải tính được phần chi rõ ràng. Chúng tôi đề xuất dự thảo đề án bổ sung tỷ lệ % trích để lại cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí", bà Hoà cho biết.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Minh Sáu, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu phố 3, phường 17, quận Bình Thạnh cho biết, trước khi tham dự hội nghị, bà đã thực hiện một cuộc khảo sát nhanh 40 trường hợp, trong đó có 10 đại diện doanh nghiệp, 10 người đi bộ và 20 người kinh doanh vỉa hè. Qua khảo sát cho thấy có 80% ý kiến "trăn trở" về đề án này.

TP.HCM: Đề xuất thu phí lòng đường để giữ xe cao nhất 350.000 đồng m2/tháng
Toàn cảnh hội nghị.

“Đa số người được hỏi cho rằng hiện nay khi chưa triển khai cho thuê lòng đường, vỉa hè mà tình trạng lấn chiếm đã tràn lan vàn không được xử lý dứt điểm, vậy thì làm sao dám đảm bảo rằng khi cho thuê sẽ đảm bảo được trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị? Hạ tầng giao thông ở TP.HCM đang quá tải, hè phố và lòng đường bị chiếm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến lưu thông", bà Sáu cho biết.

Bà Hoàng Thị Lợi, Phó Ban Tư vấn dân chủ, pháp luật thuộc Uỷ ban MTTQVN quận 1 nhìn nhận: Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè xảy ra thường xuyên tại nhiều nơi ở TPHCM. Lực lượng chức năng rất vất vả trong việc quản lý nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra. Do đó, việc thu phí vỉa hè được nhiều người dân đồng tình với kỳ vọng đưa hoạt động này vào quản lý có khuôn khổ, tuy nhiên, ngoài việc thu phí, phải chú ý đến mỹ quan đô thị.

Theo bà Lợi, cần phải quan tâm tính toán lại việc phân cấp quản lý, lực lượng quản lý thu phí vỉa hè, bởi lẽ cán bộ công chức, viên chức ở các phường hiện tinh giản biên chế, mức lương lại không cao. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên ưu tiên cho người dân trên địa bàn được thuê và quản lý sử dụng lòng đường vì người dân ở khu vực khác đến buôn bán sẽ khó quản lý hơn.

Các trường hợp nộp phí

Theo Sở GTVT TP.HCM, các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phù hợp với quy định của TP.HCM để:

Làm điểm trông, giữ xe có thu phí; tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ những hoạt động tổ chức theo kế hoạch của UBND TP.HCM, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước).

Làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị

Làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; làm điểm lắp đặt các công trình tạm dưới lòng đường, trên vỉa hè, giải phân cách, tiểu đảo, trong hành lang an toàn giao thông.

Phạm vi áp dụng với các tuyến đường (bao gồm lòng đường, hè phố, tiểu đảo, dải phân cách, hành lang an toàn giao thông đường bộ) trên địa bàn TP.HCM được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận được phép sử dụng.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động