Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá

Tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng trong 9 tháng năm 2024 đạt bình quân 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số Huy động nguồn vốn đầu tư các tuyến metro tại Thành phố Hồ Chí Minh Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Dẫn đầu tăng trưởng GRDP vùng Đông Nam Bộ (gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) là Bà Rịa - Vũng Tàu với mức tăng 11,47%. Đây là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước. Hầu hết lĩnh vực kinh tế đều ghi nhận kết quả tốt hơn so cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 16,1%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 12,07%; doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 13,14%; doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 19,61%; doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 39,68%; kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng tương ứng 9,35% và 7,28%. Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm sáng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đăng ký khoảng 1,907 tỷ USD vốn FDI và 34.751 tỷ đồng vốn trong nước, gấp khoảng 3,2 lần so cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá
Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2024 cao nhất vùng Đông Nam Bộ.

Tại TP.HCM, GRDP 9 tháng năm 2024 tăng tăng 6,85%; trong đó khu vực dịch vụ tăng 7,46%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,62%, khu vực nông nghiệp giảm 0,8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,47%. Tuy mức tăng quý 3/2024 cao hơn 6 tháng đầu năm 2024 nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Điều này càng khó khăn hơn trong quý 4/2024 khi Thành phố phấn đấu tăng 9,5% để kéo cả năm đạt mức tăng 7,5%.

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân TP.HCM, kết quả trên cho thấy tình hình kinh tế vẫn phục hồi tích cực. Tuy nhiên, tăng trưởng Thành phố chưa tăng đột phá, chưa có cú huých đủ lớn, nguyên nhân giải ngân đầu tư công chậm đã ảnh hưởng đến các hoạt động khác như thu hút vốn ngoài Nhà nước, xây dựng, bất động sản....

Còn theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong 9 tháng năm 2024, tăng trưởng GRDP của địa phương này tăng 7,71% so với cùng kỳ năm 2023. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu cả năm 2024 là từ 6,5-7%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,35%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,61%, khu vực dịch vụ tăng 7,7%, thuế sản phẩm tăng 7,07%. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,24%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 58,4%, khu vực dịch vụ chiếm 24,57%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,79%.

Tại Bình Dương, GRDP 9 tháng năm 2024 tăng 7,05%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,11%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%, khu vực dịch vụ tăng 7,42%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm vụ tăng 6,95%. Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Dương, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 65,24%, khu vực dịch vụ chiếm 24,77%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,31%.

Trong khi đó, GRDP 9 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Phước tăng 9,27% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,46%, khu vực dịch vụ tăng 7,4%, khu vực lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,11%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,21%. Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế của tỉnh tiếp tục có sự dịch chuyển giữa các khu vực theo xu hướng khu vực công nghiệp - xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn (43,59%), kế đến là khu vực dịch vụ (30,53%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (22,43%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (3,46%).

Tương tự, GRDP tỉnh Tây Ninh trong 9 tháng năm 2024 đạt 7,86% so cùng kỳ năm 2023, trong đó tăng cao nhất ở khu vực công nghiệp - xây dựng (11,30%); kế đến là khu vực thương mại dịch vụ (6,95%), khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng (3,63%), phần thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm (3,34%). Về cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (46,20%), kế đến là khu vực dịch vụ (30,42%), khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản (18,97%) và phần thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm (4,41%).

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục có những định hướng chính sách để cân bằng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Quy định mới nhất về giá điện

Quy định mới nhất về giá điện

Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Xem thêm
Phiên bản di động