TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Dịch sởi diễn biến phức tạp tại TP.HCM Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Qua giám sát tình hình trẻ mắc sởi trên địa bàn TP.HCM, từ khi công bố dịch với số ca mắc mới trung bình mỗi ngày là khoảng 20 trẻ và hầu hết đều chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Phương án tiêm bổ sung vắc xin cho tất cả các trẻ, không kể tiền sử tiêm chủng trước đó cũng đã được Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP.HCM điều chỉnh sang phương án tiêm vắc xin sởi cho những trẻ chưa được tiêm đủ mũi.

Yêu cầu quan trọng đặt ra đòi hỏi tất cả các quận, huyện và thành phố Thủ Đức và các sở, ban ngành liên quan (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) phải phối hợp chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ rà soát thực tế, lập danh sách trẻ từ 1 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi (không phân biệt thường trú và tạm trú) và vận động đưa trẻ đi tiêm. Bên cạnh đó, Sở Y tế phối hợp Sở Giáo dục và đào tạo cần khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho tất cả trẻ chưa tiêm đủ trong thời gian ngắn nhất để sớm tái lập miễn dịch trong cộng đồng góp phần chấm dứt dịch sởi.

Theo dữ liệu từ Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, tổng số trẻ từ 1 - 5 tuổi sinh sống tại TP.HCM được quản lý trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là 437.412 trẻ. Trong đó, ước tính số trẻ từ 1 - 5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin sởi trên địa bàn Thành phố là 60.733 trẻ.

Riêng đối với trẻ từ 6 - 10 tuổi, theo thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo, số trẻ đi học từ lớp 1 đến lớp 5 là 633.036 trẻ (số liệu năm học 2023 - 2024). Nếu ước tính số trẻ chưa được tiêm đủ mũi chiếm 10% tổng số trẻ (tỷ lệ chưa tiêm đủ số mũi vắc xin sởi ở độ tuổi này chắc chắn thấp hơn so với nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi) thì số trẻ từ 6 - 10 tuổi phải tiêm trong chiến dịch dự kiến là khoảng 63.303 trẻ.

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM chủ trì cuộc họp về tiến độ tiêm vắc xin sởi.

Như vậy, số trẻ từ 1 - 10 tuổi cần tiêm vắc xin sởi trong chiến dịch ước tính khoảng gần 125.000 trẻ.

Tính đến hết ngày 9/9/2024, TP.HCM đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 đến 10 tuổi.

Sở Y tế đánh giá cao nỗ lực của một số địa phương trong công tác rà soát danh sách trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn. Nhiều quận, huyện có số khảo sát thực tế cao hơn so với số trẻ được quản lý trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Trong đó, huyện Bình Chánh đã thực hiện tốt công tác rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ từ 1 - 5 tuổi và đạt tiến độ tiêm trên 80% đối với nhóm trẻ 1 - 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn đến 21 quận, huyện có tiến độ tiêm vắc xin sởi dưới 60% so với số trẻ đã được lập danh sách.

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch sởi, đảm bảo trẻ được tiếp cận với vắc xin càng sớm càng tốt và an toàn, 70% số trẻ từ trẻ 1 - 5 tuổi còn lại và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong thời gian còn lại của tháng 9/2024. Riêng đối với trẻ từ 6 - 10 tuổi trong diện tiêm vắc xin phải được triển khai đồng loạt từ tuần thứ 3 của tháng 9/2024.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch sởi Thành phố yêu cầu các địa phương huy động mạng lưới công tác viên sức khỏe cộng đồng, cộng tác viên dân số trên địa bàn tập trung thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượnglập danh sách trẻ từ 1 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi (không phân biệt thường trú và tạm trú) và vận động đưa trẻ đi tiêm. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm với nhiều điểm tiêm trên địa bàn (tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, cơ sở tư nhân…), thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn tiêm chủng.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lập danh sách và điều tra tiền sử tiêm chủng của học sinh; phối hợp trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức tiêm chủng tại trường học hoặc trạm y tế.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách và điều tra tiền sử tiêm chủng của trẻ từ 1 - 10 tuổi; phối hợp trung tâm y tế, trạm y tế tổ chức buổi tiêm chủng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc trạm y tế.

Tân Nguyên

Nên xem

Ngành Giáo dục chia sẻ với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngành Giáo dục chia sẻ với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Vận động đoàn viên, người lao động Thủ đô ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Vận động đoàn viên, người lao động Thủ đô ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Hưởng ứng Lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ủng hộ 100 triệu đồng qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Cùng với đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội ủng hộ 100 triệu đồng qua Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

Lũ lớn trên sông Hồng cũng không thể gây ngập trong nội thành

(LĐTĐ) Chuyên gia khí tượng thủy văn cho biết, hiện nay có nhiều thông tin lo ngại sẽ ngập vào nội thành Hà Nội. Thông tin này là không chính xác, mức nước có lên thì việc ngập úng cũng chỉ xảy ra ở khu vực ngoài đê như Phúc Tân, Phúc Xá, Bạch Đằng, không thể nào vào trong nội thành được.
Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

Ba Đình: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình yêu cầu các phòng, ban, đơn vị cùng Chủ tịch UBND các phường căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án hộ đê, ứng phó với mưa lũ theo phương châm “3 sẵn sàng”, “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

Huyện Thanh Oai: Hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Mặc dù vẫn còn mưa lớn, nhưng hiện nay các cấp các ngành và lực lượng chức năng của huyện Thanh Oai đã kịp thời khắc phục các sự cố dần đưa mọi sinh hoạt của người dân trở lại bình thường...
Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

Cấm các phương tiện hoạt động trên sông Đáy, sông Cà Lồ, suối Yến và hồ Suối Hai

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, hiện nay do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn, các nhà máy thủy điện phải xả lũ dẫn đến mực nước tại các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao.
Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

Cấm đường 427 qua huyện Thường Tín vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về phương án phân luồng, tổ chức giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên tuyến đường 427 (71 cũ) thuộc địa bàn huyện Thường Tín.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động