Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh sởi
Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi Quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi |
Theo CDC Hà Nội, lũy tích trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 2 ca mắc sởi. Ngay từ đầu năm, CDC Hà Nội đã chủ động thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến dịch; phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế được phân công giám sát; lấy mẫu trường hợp nghi ngờ sởi - rubella để xét nghiệm, tổ chức cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời tại cộng đồng, không để dịch lây lan.
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh sởi hiệu quả. |
Đồng thời, CDC Hà Nội tích cực phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã rà soát đối tượng tiêm vắc xin sởi để không bỏ sót đối tượng; bố trí đủ vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm vắc xin sởi để phòng chống dịch cho trẻ từ đủ 9 - 12 tháng tuổi và vắc xin sởi cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi; thường xuyên kiểm tra công tác tiêm chủng cũng như phòng, chống dịch của các quận, huyện, thị xã. CDC Hà Nội cũng phối hợp rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi...
Đặc biệt, thực hiện kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024, CDC Hà Nội tích cực phối hợp với các đơn vị sẵn sàng chuẩn bị, tăng cường điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm theo quy định của Bộ Y tế, tránh bỏ sót; tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi đảm bảo an toàn, hiệu quả. Chiến dịch tiêm chủng này nhằm giúp tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.
Bên cạnh đó, CDC Hà Nội đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với báo, đài đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong chủ động phòng, chống dịch bệnh sởi, không xảy ra tình trạng hoang mang lo lắng, nhưng cần chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế...
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cực nhanh, 90 - 100% người chưa tiêm vắc xin, hoặc chưa từng mắc bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ bị mắc. Một người nhiễm bệnh có thể lây cho 20 người khỏe mạnh. Người nhiễm vi rút sởi có thể lây nhiễm cho người khác thông qua giọt bắn, dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông người như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, ký túc xá, bệnh viện…
Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do hệ miễn dịch non yếu và giảm dần kháng thể bảo vệ từ mẹ sau khi sinh ra. Các chuyên gia khuyến cáo, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi đầy đủ là trẻ chưa được tiêm vắc xin; thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vắc xin trước đây; người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường; phụ nữ chuẩn bị có thai.
Sởi nguy hiểm khi có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác và gặp nhiều biến chứng. Trẻ có thể gặp biến chứng viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi; viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong...
Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu tuổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.
"Khi mắc sởi, cơ thể người mẹ chống lại vi rút sởi bằng cách gây sốt. Trong khi đó, nhiệt độ ở tử cung luôn cao hơn nhiệt độ cơ thể 1 - 1,5 độ. Nếu mẹ bị sốt 39 - 40 độ, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm khi phải chịu nhiệt độ trong tử cung là 40 - 41,5 độ" - bác sĩ Chính giải thích.
Bác sĩ Chính cho biết, tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ em và người lớn là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả, giảm nguy cơ mắc và biến chứng do bệnh gây ra. Vắc xin có thành phần sởi như sởi đơn, sởi - quai bị - rubella có thể tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn. Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi có hiệu quả đến 98%.
Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi - quai bị - rubella trước mang thai 3 tháng để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái
Tin khác
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ
Y tế 07/09/2024 16:07
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM
Y tế 07/09/2024 14:07
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Y tế 06/09/2024 17:55
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi
Y tế 06/09/2024 16:55
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3
Y tế 05/09/2024 20:36
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện
Y tế 04/09/2024 18:02
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9
Y tế 03/09/2024 21:35
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Y tế 03/09/2024 19:38
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính
Y tế 03/09/2024 06:08
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ
Y tế 02/09/2024 18:20