TPHCM: Cần khoảng 59.600 - 65.500 lao động sau dịch

Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (Falmi) cho biết, trong điều kiện tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát, trong quý II năm 2022, thành phố cần khoảng 59.600 - 65.500 lao động.
Hà Nội: Tăng cường huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động Giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế cho các tỉnh, thành phố
TPHCM: Cần khoảng 59.600 - 65.500 lao động sau dịch
Doanh nghiệp phỏng vấn tuyển dụng người lao động. Ảnh minh họa: A.T

Nhu cầu về lao động trong quý II/2022

Theo Falmi, nhu cầu tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước của TPHCM chỉ có 1,17% tổng nhu cầu nhân lực; nhu cầu doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 89,66%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 9,17%.

Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 65,41% tổng nhu cầu nhân lực năm 2022, tiếp đó là khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 33,63% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,96%. Cũng trong lĩnh vực kinh tế, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm chiếm 19,37% (ngành cơ khí chiếm 4,37%; sản xuất hàng điện tử chiếm 6,97%; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống chiếm 3,96%; hóa dược - nhựa - caosu chiếm 4,07%).

Ngoài ra, nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 51,26% gồm các ngành thương nghiệp; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm; thông tin và truyền thông; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm.

Khu vực phía Bắc: Công nghệ thông tin vẫn “khát” nhân sự

Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Việt Nam cho biết, từ cuối quý I/2022 là mùa cao điểm trong tuyển dụng của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Do đặc trưng yêu cầu của ngành nên các ứng viên trong mảng này rất năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh nên không chỉ các doanh nghiệp trong ngành, mà còn có cả các doanh nghiệp ngoài ngành này “săn đón” và chào mời ứng viên về làm việc.

Bà Ngô Thị Ngọc Lan - Giám đốc Navigos Search khu vực miền Bắc cho hay, hiện tại, các doanh nghiệp trong mảng này đang có nhu cầu cao trong việc tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm trong mảng thương mại điện tử, kỹ thuật số. Song, nguồn nhân lực đáp ứng được không nhiều do sự phát triển của mảng thương mại điện tử chưa lâu và ứng viên cũng chưa đủ thâm niên làm việc trong ngành.

Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn liên tục xảy ra do các ứng viên ngành này thay đổi công việc thường xuyên. Từ đó, dẫn đến sự canh tranh về nhân tài trong ngành này cũng trở nên gay gắt hơn. Dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành này sẽ rất cao trong quý 2 và các quý tiếp theo trong năm 2022.

Tiếp đến, xu hướng tuyển dụng nhân sự biết, tiếng Trung đã bắt đầu phát triển từ cuối năm 2021. Đến hết quý I/2022, xu hướng này vẫn đang nóng hổi và dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Cụ thể, nhu cầu về nhân sự tiếng Trung thường tập trung ở các khu công nghiệp phát triển. Đối với các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp như Bắc Ninh, Bắc Giang, hay các khu vực gần khu công nghiệp lớn lớn, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đươc với khối lượng lao động lớn, nhưng bị cạnh tranh gay gắt về chế độ, thời gian làm việc.

Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, công nghệ thông tin tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao do nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh trong năm 2022. Công nghệ thông tin là ngành không bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 nên là ngành sôi động khi các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyển dụng.

Theo quan sát, các doanh nghiệp có nhiều nhu cầu tuyển dụng nhân sự giỏi trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) - Dữ liệu lớn (Big Data) - Crypto và Chuỗi khối (Blockchain). Ước tính, nhu cầu tuyển dụng từ 5.000 - 10.000 vị trí, tập trung vào các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như nhân viên phát triển IT, chuyên gia mạng máy tính, kỹ sư phần mềm, lập trình viên.NET, quản trị viên hệ thống CNTT, kiến trúc sư điện toán đám mây,...

Tại Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng ở một số ngành có xu hướng tăng lên như ngành bán buôn, bản lẻ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều như: Vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú, ăn uống; thông tin, truyền thông. Nhu cầu tuyển tăng mạnh nhất đối với nhóm hành chính, văn phòng, nhóm lãnh đạo/quản lý/chuyên môn bậc cao. Dự báo tháng tới, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực dịch vụ, lưu trú và ăn uống sẽ tiếp tục tăng.

Theo Anh Thư/Laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/tphcm-can-khoang-59600-65500-lao-dong-sau-dich-1040583.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày hội việc làm năm 2023 - chuyên đề việc làm bán thời gian vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã giúp sinh viên, người lao động được tiếp cận, tìm hiểu thị trường lao động; có cơ hội tìm việc làm, việc làm thêm, việc làm bán thời gian trước Tết Nguyên đán năm 2024 và tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng để lựa chọn được công việc phù hợp.
TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức đã tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm kiếm việc làm, học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Cao đẳng nghề TP.HCM tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết khu vực TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chấp nhận giảm lương để giữ việc

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

(LĐTĐ) Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, cơ hội việc làm ít khiến sự cạnh tranh việc làm trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.
Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

(LĐTĐ) Với nhiều giải pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với các tỉnh hỗ trợ người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo học nghề, ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng, kỷ luật, để đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo tiền đề giảm nghèo bền vững.
Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

(LĐTĐ) Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những nơi nổi tiếng về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sơn mài chất lượng cao. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 352 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm, đạt từ 71,1% năm 2021 lên 72,23% năm 2022 (tăng 1,13%)...
Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa có kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến thời gian tổ chức vào ngày 24/11 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

(LĐTĐ) Được mệnh danh là xứ sở của mây tre, làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã lưu truyền, phát triển rộng rãi nghề mây tre đan. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay sáng tạo, những nghệ nhân của làng không chỉ nối tiếp mạch nguồn nghệ thuật truyền thống mà còn "thổi" làn gió mới, đưa sản phẩm vươn ra khắp thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động