TP.HCM: Bố trí nguồn vốn để thực hiện hiệu quả đề án xây dựng các huyện thành quận

(LĐTĐ) Qua 3 năm thực hiện (1/1/2021 - 30/6/2023) đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố Hồ Chí Minh), bên cạnh những kết quả đạt được ban đầu đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ, trong đó cần tập trung bố trí nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của 5 huyện gồm Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ.
Địa phương đầu tiên bàn giao 100% mặt bằng đường vành đai 3 TP.HCM Xúc tiến đầu tư Hóc Môn, Củ Chi: Đòn bẩy từ đổi mới trong tiếp thu sáng kiến doanh nghiệp lớn Khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM đoạn đi qua tỉnh Bình Dương

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM, qua rà soát số liệu hiện trạng tiêu chuẩn đô thị, tiêu chuẩn đơn vị hành chính của 5 huyện thì cả 5 huyện này đều chưa đủ tiêu chuẩn, tiêu chí để nâng cấp thành quận. Do đó, để đảm bảo điều kiện, cơ sở cho việc “Chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030”, UBND Thành phố đã chủ trương và chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện nghiên cứu xây dựng đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030.

Qua 3 năm thực hiện, từng huyện đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia rà soát, thống kê số liệu hiện trạng năm 2020 và cập nhật một số số liệu năm 2021, năm 2022 để cùng sở, ngành, đơn vị tư vấn và địa phương đối chiếu với hệ thống các tiêu chí quy định về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính đô thị, phân chia đến tận địa bàn từng xã.

Quá trình thực hiện đề án, UBND TP.HCM đã chủ trì, tổ chức 9 cuộc họp với các sở, ngành và UBND 5 huyện để chỉ đạo, theo dõi tiến độ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đến nay, đề án nhánh “Con người đô thị” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố và đề án nhánh “Quản lý nhà nước” do Sở Nội vụ chủ trì đã hoàn thành và được Hội đồng tư vấn nghiệm thu Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thẩm định, nghiệm thu. Đối với 3/5 đề án nhánh còn lại và 5/5 đề án đầu tư - xây dựng của 5 huyện, đến nay đã hoàn thành các nội dung cơ bản và đang hoàn thiện.

Vào ngày 7/6/2023 vừa qua, Ban cán sự đảng UBND Thành phố đã có Tờ trình số 647-TTr/BCSĐ trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về dự thảo đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021 – 2023.

TP.HCM: Bố trí nguồn vốn để thực hiện hiệu quả đề án xây dựng các huyện thành quận
Cần bố trí nguồn vốn để thực hiện hiệu quả đề án xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM. Trong ảnh: Tô Ký - trục đường lớn nối huyện Hóc Môn với huyện Củ Chi.

Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng đồng thời các đề án nhánh và đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) của 5 huyện là cách làm mới, chưa có tiền lệ và chưa có các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, nội dung các đề án nhánh sẽ thiếu tính đồng bộ, có nhiều cách hiểu và yêu cầu chưa thống nhất. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, UBND 5 huyện và đơn vị tư vấn.

Trong khi đó, các đề án nhánh và đề án nói trên thực hiện trong bối cảnh Thành phố đang triển khai xây dựng quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Dẫn tới có sự lúng túng ban đầu khi xây dựng các luận chứng khoa học, định hướng chuyển đổi loại đơn vị hành chính đô thị đối với 5 huyện.

Việc đề xuất và triển khai các dự án đầu tư - xây dựng trên địa bàn 5 huyện nhằm cải thiện và đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đô thị và loại đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2021 - 2030 dự báo có nhiều khó khăn do nhu cầu vốn lớn, trong khi khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Thành phố còn hạn chế.

Mô hình chuyển đổi lên đơn vị hành chính quận đối với 5 huyện là rất khó đạt được giai đoạn từ nay đến năm 2030 do quy định bắt buộc các huyện phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đồng thời phải có đủ 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Hơn nữa, hầu hết các địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh đang còn diện tích đất nông nghiệp khá nhiều.

Do vậy mô hình thành phố thuộc Thành phố là phương án được lựa chọn của cả 5 huyện. Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu chuyển các đơn vị hành chính huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị, nhưng vẫn giữ lại một số khu vực nông nghiệp ngoại thành của đơn vị hành chính mới trực thuộc.

Từ những khó khăn nêu trên, UBND TP.HCM cho rằng cần quy hoạch, bố trí vốn đầu tư để kịp thời triển khai đề án liên quan đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,... Trước mắt, Thành phố ưu tiên bố trí kinh phí đối với công tác lập quy hoạch phân khu cho các huyện, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể để thuận lợi triển khai, trong đó có khâu chuẩn bị nguồn lực và phân kỳ đầu tư.

Theo ước tính, nhu cầu tổng vốn đầu tư cho 5 huyện giai đoạn 2021 - 2030 là rất lớn, khoảng 242.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ hội thu lại giá trị gia tăng từ đất nếu khai thác tốt, theo ước tính có thể đạt khoảng 528.000 tỷ đồng trên địa bàn 5 huyện trong 10 năm tới. Vì vậy, Thành phố cần ưu tiên đầu tư các dự án, đề án mang tính động lực trước, làm đòn bẩy nhằm phát triển lan tỏa ra các khu vực khác trên địa bàn 5 huyện ngoại thành.

Đồng thời vận dụng cơ chế chính sách khai thác tối đa giá trị gia tăng từ đất trong quá trình đầu tư, phát triển trên địa bàn các huyện, thông qua phương thức điều tiết và nguồn thuế, phí và mô hình điều tiết phù hợp. Thành phố cũng sẽ tăng cường phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động