TP.HCM: Bé trai nguy kịch vì hội chứng hiếm gặp sau 2 ngày ăn cua
Ngày 15/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, chỉ sau hai ngày ăn cua, em T.N.S. (8 tuổi, ngụ Kiên Giang) xuất hiện phát sẩn ban khắp người, mắt kết mạc đỏ, môi hơi sưng.
Em được khám và cho uống các thuốc kháng dị ứng tại địa phương nhưng bệnh tình không giảm bớt. Một ngày sau, trên môi và niêm mạc miệng của em S. bắt đầu xuất hiện các vết loét rộp lên khắp miệng, những ngày tiếp theo, vùng hốc mũi và cơ quan sinh dục cũng bắt đầu xuất hiện các vết loét.
Các vết loét xuất hiện khắp cơ thể. Ảnh: BVCC |
Bác sĩ ở địa phương kết luận em bị hội chứng Steven Johnson và chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bé nhập viện trong tình trạng đã loét sưng nề tiến triển các lỗ tự nhiên cơ thể (môi, mũi, hốc tai, vùng kín, hõm nách, bẹn..). Em thở mệt và nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết toàn thân nên được hỗ trợ thở máy, kháng sinh, Immunoglobulin tiêm truyền và chăm sóc da-niêm-mắt-sinh dục với chế độ vô trùng tuyệt đối.
Các bác sĩ cho biết, hội chứng Steven Johnson hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Khi phát ban sẽ nổi mụn ngứa khắp người, các nốt mụn này vừa ngứa vừa đau khiến bé không ngủ được. Tình trạng viêm kết mạc mắt khiến thị lực giảm, màng kéo che kín khiến bé không mở nổi mắt.
Đặc biệt, tình trạng loét môi miệng khiến bé không thể ăn uống bình thường mà phải truyền thức ăn bằng ống sonde dạ dày. Việc vệ sinh cũng khó khăn do dịch ở vết loét tiết ra, dễ gây tình trạng khô cứng khiến môi, mắt không thể mở ra.
Bệnh nhi phục hồ sau 20 ngày điều trị. Ảnh: BVCC |
Các bác sĩ đã hội chẩn các chuyên khoa mắt, niệu, da liễu, chỉnh hình, phục hồi chức năng. Các y bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc từng bước khống chế nhiễm trùng, đã có da non, cải thiện dần các giác quan cho bé. Sau 20 ngày nằm viện, bé đã thở bình thường, ăn uống qua đường miệng.
Các bác sĩ khuyến cáo hội chứng Steven Johnson là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ mắc ít nhưng các em nhỏ đều có thể bị mắc phải. Nên các phụ huynh cần hết sức thận trọng khi con bị bất kì dị ứng thuốc, thực phẩm nào mà điều trị ban đầu kém đáp ứng và kèm theo các dấu hiệu lạ thì cần cho trẻ đi bệnh viện thăm khám ngay để kịp thời điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38