Phòng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp thường gặp khi giao mùa
Không lơ là, chủ quan trước dịch sốt xuất huyết Hợp tác thúc đẩy nghiên cứu lâm sàng và đào tạo cán bộ y tế Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 |
Việc thay đổi thời tiết thất thường khiến cơ thể của nhiều người không kịp thích nghi, hệ miễn dịch suy giảm khiến các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi, viêm phế quản… tăng cao.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính (Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC): Khi thời tiết thay đổi thất thường, sự giảm nhiệt đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ đổ bệnh, đặc biệt là những nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, số ca mắc mới Covid-19 đang tăng trở lại, chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, người có nguy cơ cao như tim mạch, đái tháo đường, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)... khiến nguy cơ bệnh nặng tăng cao.
Tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh: Hệ thống tiêm chủng VNVC) |
Các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo một số bệnh người dân thường mắc vào thời điểm này và cách phòng tránh:
Cúm mùa
Cúm mùa xảy ra quanh năm. Cúm là bệnh dễ mắc, dễ lây và dễ bị bỏ qua những triệu chứng ban đầu dẫn tới người bệnh thường không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Cúm có thể gây ra các biến chứng như như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, tổn thương tim, viêm não/màng não, suy hô hấp... Các đối tượng dễ gặp biến chứng là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền.
Các bệnh do phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn thường khu trú tại vùng mũi họng con người và thường tấn công hệ hô hấp khi sức đề kháng suy giảm gây nên tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, thậm chí nhiễm khuẩn huyết. Phế cầu khuẩn có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao. Bệnh nhân đồng nhiễm phế cầu với Covid-19 hoặc các bệnh khác có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao hơn.
Trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin phòng phế cầu. Đây là biện pháp giảm thiểu biến chứng, giảm việc dùng kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết. Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, hiện Việt Nam lưu hành hai loại vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) có thể phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn.
Sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Vi rút sởi Polinosa morbillarum có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt trong tối đa 3 giờ. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền vi rút trong vòng 4 ngày trước và sau khi phát ban.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là bệnh nguy hiểm cho mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành, đến người lớn tuổi, song bệnh đã hoàn toàn phòng ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, các bệnh hô hấp cũng đang tăng cao, người bệnh dễ nhầm lẫn triệu chứng sởi với các triệu chứng bệnh hô hấp thông thường khác nên dễ trở nặng.
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota
Tiêu chảy cấp do vi rút Rota là bệnh viêm dạ dày ruột cấp do vi rút Rota gây ra với triệu chứng là tiêu chảy, nôn mửa, sốt. Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ em đều bị nhiễm loại vi rút này. Tại Việt Nam, tiêu chảy cấp thuộc top 10 bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Hiện tiêu chảy cấp chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng... thậm chí tử vong.
Viêm màng não do não mô cầu khuẩn
So với một số bệnh truyền nhiễm đang lưu hành tại nước ta, viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu có số ca mắc không nhiều nhưng là một trong những bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề nhất. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên nếu không được điều trị kịp thời.
Khoảng 20% bệnh nhân còn sống mắc các di chứng như chậm phát triển thần kinh, bại liệt, hoại tử nghiêm trọng phải cắt cụt chi… Bệnh có triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh cúm, nhiễm siêu vi thông thường nên thường không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, biện pháp quan trọng nhất là người dân cần tăng sức đề kháng nói chung, thông qua dinh dưỡng, tập luyện, duy trì thuốc và đi viện kịp thời khi có dấu hiệu trở nặng.
Đồng thời, các gia đình cần đặc biệt quan tâm tới trẻ nhỏ và người già, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém; tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, lưu ý các vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu, sởi - quai bị - rubella... Bên cạnh đó, người dân cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Tin khác
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường
Y tế 17/11/2024 06:35