Sẽ ban hành nghị định về lễ hội
Festival Biển Nha Trang- nơi trốn nắng hè tuyệt vời! | |
Tưng bừng lễ hội văn hóa Việt Nam của du học sinh tại Melbourne | |
Vùng đất Tò Mò đã trở lại |
8.000 lễ hội không phải là nhiều
Liên quan đến vấn đề lễ hội, một đại biểu đặt câu hỏi, với gần 8.000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 22 lễ hội là quá nhiều và ngành Văn hóa dễ dãi trong quản lý lễ hội không? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng trong số gần 8.000 lễ hội trên cả nước thì 80% là lễ hội dân gian. Chỉ có số ít là lễ hội mới du nhập từ nước ngoài vào và một số ngày hội văn hóa, lễ hội mới của các địa phương. Bộ trưởng cũng cho rằng, nếu tất cả đều là lễ hội tốt đẹp thì không sợ nhiều. Còn lễ hội phản cảm mà xuất hiện thì cần phải hạn chế, dẹp bỏ.
Về vấn đề này, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng đồng quan điểm với Bộ trưởng: 8.000 lễ hội truyền thống xem qua thì tưởng nhiều, nhưng các lễ hội chủ yếu diễn ra trên địa bàn làng. Vậy thử đặt ngược lại vấn đề hiện còn có bao nhiêu làng trên phạm vi cả nước chưa có lễ hội? Chúng ta có trên 10.000 nghìn địa bàn cấp xã, mỗi xã có từ 4 đến hơn 10 làng. Những nơi không có lễ hội, đời sống cộng đồng như thế nào so với nơi có lễ hội. Đó là điều chưa được chú tâm nghiên cứu.
Không ít hình ảnh phản cảm tại các lễ hội gây bức xúc. Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp. Các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ hai không tổ chức chém lợn giữa sân đình; Hội phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) đã thay đổi hình thức tổ đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn; lễ hội Cầu Trâu xã Hương Nha (Phú Thọ) đã không tổ chức nghi thức đập đầu trâu mà thay bằng nghi thức thực hành trình diễn…
Tăng cường công tác quản lý lễ hội
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Văn hóa cũng thừa nhận một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức là do tác động của mặt trái kinh tế thị trường đã dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hóa các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội. Bên cạnh đó, nếp sống văn hóa-văn minh của người phục vụ và người tham gia lễ hội còn yếu. Sự bùng nổ nhu cầu tham gia lễ hội của đông đảo nhân dân dẫn đến tình trạng lộn xộn không kiểm soát được tại một số lễ hội lớn.
Về điều này, theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nhận định, những lễ hội bị biến tướng đến mức phản cảm bây giờ có xu hướng bùng phát mạnh một phần là do tư tưởng cầu lợi ở các lực lượng siêu nhiên thần thánh. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, họ dùng lễ vật mang tính chất như một sự đầu tư, như một cuộc đuổi bắt với mong muốn lễ vật của mình phải to nhất, độc đáo nhất để hối lộ thần thánh. Còn việc tranh cướp lộc dẫn đến hành động quá khích, theo ông Bình, điều này chưa từng có trong lịch sử mà bây giờ mới trở nên bùng phát. “Nên hiểu những tục lệ cướp phết, cướp hoa tre…là những việc làm mang tính chất ước lệ tượng trưng, giúp cho các lệ hội vẫn giữ được bản sắc văn hóa và là nét riêng độc đáo của từng vùng miền, chứ không phải là tư tưởng ăn thua, thiệt hơn trong mỗi cá nhân” – ông Bình cho hay.
Về giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, thời gian tới Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong tổ chức lễ hội, không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan. Bộ trưởng cũng cho biết đã tham mưu cho Chính phủ, sắp tới ban hành Nghị định về quy hoạch lễ hội, tần suất diễn ra lễ hội theo hướng: Phân định trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc quản lý nhà nước về lễ hội; Đưa ra những quy định đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Phân cấp quản lý đối với các loại hình lễ hội. Cùng với đó, xây dựng văn bản pháp luật có tính pháp lý cao hơn, điều chỉnh riêng về hoạt động lễ hội. Từ đó tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn, tạo hành lang pháp lý thống nhất, toàn diện điều chỉnh hoạt động lễ hội, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29