Tình cảm gắn bó keo sơn của các dân tộc trong Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc"
Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc |
Phát biểu tại Ngày hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam".
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội. (Ảnh: Phạm Minh) |
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm cho đầu tư, xây dựng, hoạt động theo phương châm để "chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình" là một minh chứng sống động.
Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" là dịp để đồng bào các dân tộc chia sẻ tình cảm gắn bó keo sơn một nhà, cùng ước về một năm mới may mắn, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc đến với cộng đồng 54 dân tộc anh em, nhân dân và du khách, cho đất nước phát triển ngày càng phồn vinh.
"Với sự đổi mới về hình thức và nội dung, qua 12 lần tổ chức, Ngày hội đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những người thực hành văn hóa, của đồng bào từng dân tộc đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết, đồng thời là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Ngày hội. (Ảnh: Phạm Minh) |
Phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: "Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp".
"Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng ta là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng giúp nhau phát triển”, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định.
Tiết mục biểu diễn của đồng bào các dân tộc tại Ngày hội. (Ảnh: Phạm Minh) |
Nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, đặc biệt là văn hóa các dân tộc Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa và tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”.
Theo Quyền Chủ tịch nước, văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Nhân dịp này, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân biểu dương Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, bà con các dân tộc đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực bền bỉ duy trì và phát triển hoạt động của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong suốt 12 năm qua.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tặng quà cho đại diện 25 dân tộc tham gia Ngày hội. (Ảnh: Phạm Minh) |
Các hoạt động có ý nghĩa tại Làng góp phần tích cực thực hiện chủ trương phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Quyền Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng rằng, cấp ủy và chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về dân tộc và đoàn kết các dân tộc; Tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp, tiềm năng, sức sáng tạo của các dân tộc vào sự nghiệp chung. Cùng với đó, đồng bào các dân tộc tiếp tục kề vai sát cánh, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, cùng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
“Các vị già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tiếp tục là hạt nhân quy tụ, đoàn kết, vận đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nỗ lực giữ gìn, giới thiệu các giá trị văn hóa tốt đẹp đến nhân dân cả nước, đến bạn bè quốc tế và trao truyền cho thế hệ trẻ, góp phần bồi đắp sức mạnh và giá trị Việt Nam, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc”, Quyền Chủ tịch nước cho hay.
Tại buổi lễ, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tặng quà cho đại diện 25 dân tộc, nhận quà tượng trưng từ đại diện 25 dân tộc tại Làng. Quyền Chủ tịch nước cũng dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.
Sau buổi lễ, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu đã tham gia múa xòe, lễ hội Katê và trồng cây tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Diễn ra trong hai ngày 11-12/2, Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023 có sự tham gia của khoảng hơn 200 người của 25 cộng đồng dân tộc, của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền tham gia.
Bên cạnh đó, có khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc với sự tham gia của 13 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày hoạt động theo chủ đề tháng 2 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Ngày hội còn diễn ra nghi thức "Chậm đò ho" của đồng bào Thổ tỉnh Thanh Hoá; giới thiệu Di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" của tỉnh Sơn La được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của dân tộc Thái tỉnh Sơn La...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09