Sắc Xuân rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Nhiều hoạt động hấp dẫn “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Đón Tết giữa lòng Thủ đô |
Đây là dịp để du khách được trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước.
Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là sự kiện chính diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ, với sự tham gia của hơn 100 đồng bào, đến từ 16 dân tộc khác nhau, đại diện cho 11 tỉnh thành trên cả nước.
Các dân tộc tham gia bao gồm Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê và Khmer, mang đến không khí Tết tươi vui, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" diễn ra trong tháng 2/2025. |
Chương trình "Tây Bắc khi Xuân về" sẽ là nơi giao lưu văn hóa độc đáo, nơi các dân tộc cùng chia sẻ câu chuyện quê hương qua âm nhạc và trò chơi dân gian. Du khách sẽ được thưởng thức tiếng khèn của người Mông, điệu hát Then và đàn Tính của người Tày, Nùng, hay nhịp điệu sôi động của múa sạp, múa xòe từ người Thái, Khơ Mú và Lào.
Một điểm nhấn đặc biệt là nghi lễ cúng giọt nước của đồng bào Tây Nguyên, một phong tục không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn thể hiện ý thức bảo vệ nguồn nước của cộng đồng. Sau nghi lễ là các hoạt động văn hóa đặc sắc như múa xoang, biểu diễn cồng chiêng, và trình diễn các nghề thủ công truyền thống.
Không gian văn hóa tại Làng còn được làm phong phú thêm với triển lãm ảnh "Sắc màu văn hóa tại ngôi nhà chung", trưng bày khoảng 30 bức ảnh về các lễ hội truyền thống. Du khách cũng có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, và thưởng thức ẩm thực đặc sắc của các dân tộc.
Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa ẩm thực phong phú với các món ăn truyền thống như xôi đồ, thịt gà nấu măng của người Mường; khâu nhục, lạp sườn của người Tày; hay các món đặc sản của người Thái. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động như hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, và tìm hiểu về nghề làm thuốc nam truyền thống.
Các hoạt động tâm linh cũng được tổ chức trang trọng với nghi lễ chúc phúc cầu an đầu năm tại chùa Khmer và tháp Chăm, tạo nên không gian văn hóa đa dạng, phong phú, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhiều hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ từ dự án Home for Life

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Đường sắt mở bán vé tàu hè 2025

187 thí sinh thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Nam Từ Liêm: Triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tin khác

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng
Văn hóa 20/03/2025 14:20

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố
Văn hóa 20/03/2025 11:18

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn
Văn hóa 18/03/2025 11:25

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!
Văn hóa 18/03/2025 08:02

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô
Văn hóa 16/03/2025 20:42

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ
Văn hóa 16/03/2025 18:39

Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”
Văn hóa 15/03/2025 23:02

Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật
Văn hóa 15/03/2025 19:20

Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội
Văn hóa 14/03/2025 13:50