Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Bồi đắp thêm văn hóa truyền thống Tìm hướng phát triển bền vững Góp phần định hướng chuẩn mực văn hóa |
Cùng dự lễ khai mạc còn có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, các vị già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số của các dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chúc mừng năm mới đến đồng bào các dân tộc cả nước, thông qua các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào tham gia Ngày hội. Nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước bày tỏ, đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta. Tôn trọng một dân tộc, trước hết là tôn trọng nền văn hóa của dân tộc đó. Chính sách dân tộc của Đảng đã tạo mọi điều kiện cho sự gìn giữ và phát triển tính khác biệt trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời làm cho văn hóa của các dân tộc hòa quện với nhau tạo thành văn hóa Việt Nam bền vững và tỏa sáng. Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc với nền văn hóa đặc sắc của mình luôn sản sinh ra những người con ưu tú cho đất nước.
Chủ tịch nước cũng cho biết, khi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập, trong số 34 cán bộ chiến sỹ đầu tiên, 29 người là dân tộc thiểu số. Những đóng góp, cống hiến, hi sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số hết sức oanh liệt, thầm lặng và sâu sắc trong thời chiến cũng như thời bình. Niềm tin, quyết tâm đi theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ của đồng bào các dân tộc thiểu số đã luôn kiên định và bền bỉ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu trồng cây, phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ - Xuân Nhâm Dần 2022”. |
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tinh thần đoàn kết giữa 54 dân tộc anh em tiếp tục được củng cố. Công tác chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, thông qua thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, các dự án, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, coi văn hoá các dân tộc là bộ phận không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Vai trò của văn hoá trong phát triển bền vững đất nước một lần nữa đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, đó là phát triển con người toàn diện và xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước.
Cũng theo Chủ tịch nước, trong những năm qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Nơi đây đã trở thành điểm đến văn hóa du lịch ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Tại đây, đã tổ chức hàng trăm lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn lượt đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và mở ra những triển vọng về phát triển văn hóa, du lịch. Hàng năm, tại “Ngôi nhà chung” này có ba sự kiện thường niên tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, trong đó “Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm hỏi bà con dân tộc. |
Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi nhận thấy những vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của 54 dân tộc không chỉ được hiển lộ tại nơi này, mà là nếp sinh hoạt đời sống hàng ngày của mỗi dân tộc trên quê hương Việt Nam. Điều này đã làm cho những vẻ đẹp văn hóa được lan tỏa trong cuộc sống chứ không chỉ nằm trong kho tàng. Những vẻ đẹp muôn màu đó đã và đang hòa quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp lớn lao và thẳm sâu của văn hóa Việt Nam.
Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương có những giải pháp việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, nhằm tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số", “thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào” như Văn kiện Đại Hội XIII của Đảng đã đề ra.
Chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của những nhóm dân tộc ít người nhất Việt Nam như dân tộc Ơ Đu, BRâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La. Mỗi dân tộc là một cành, trong cái cây vĩ đại mang tên Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ bằng mọi giá vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho tất cả những cành, nhánh ấy đâm chồi nảy lộc, nở hoa, kết trái.
Một số tiết mục nghệ thuật tại Ngày hội. |
Nhấn mạnh, văn hóa luôn là bước tiến đầu tiên và là chốt chặn sau cùng cho sự trường tồn của mỗi dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng, việc tổ chức Ngày hội văn hóa hàng năm, cần một cách làm sáng tạo để giúp chúng ta tìm hiểu, bảo tồn và tương tác một cách có chiều sâu những nét văn hóa riêng của từng dân tộc, tạo ra sự giao lưu, sự tương tác làm nổi bật và làm phong phú thêm vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, gìn giữ bản sắc của từng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn các vị già làng, trưởng bản, nghệ nhân tích cực phát huy vai trò vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt quan tâm giáo dục các thế hệ trẻ. Bởi lẽ, thông qua sự kết nối kỳ diệu của văn hóa, chúng ta mới dễ dàng có được sự gần gũi, hiểu biết và yêu thương lẫn nhau, góp phần vun đắp sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam cho hôm nay và mai sau.
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho đại diện đồng bào đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, và tham dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ - Xuân Nhâm Dần 2022”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025
Văn hóa 25/10/2024 14:08