Tìm cơ chế nguồn vốn và giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 3 TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 2/12 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Báo Tuổi Trẻ TP.HCM và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy dự án Vành đai 3 – Động lực cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”.
TP.HCM: Đề xuất làm đường liên cảng "chia lửa" cho cảng Cát Lái Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thường trực Chính phủ sẽ làm việc thường xuyên với TP.HCM Khởi công xây dựng đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh vào 30/6/2023

Kết nối liên vùng

Tại hội thảo ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM cho biết: Dự án Vành đai 3 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, tạo không gian và động lực phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án có vai trò, sứ mệnh rất lớn trong việc giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng trong kết nối vùng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tìm cơ chế nguồn vốn và giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM: Dự án Vành đai 3 kết nối TP.HCM có tính chất liên kết vùng, là điểm đầu của các tuyến cao tốc, kết nối với các tuyến quốc lộ hướng tâm. Việc đầu tư dự án Vành đai 3 với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao sẽ tạo động lực, sức lan tỏa để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển không gian đô thị cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giảm chi phí vận tải, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Việc hoàn thành dự án chắc chắn sẽ mang đến sự thay đổi đột phá về cục diện giao thông, góp phần tháo gỡ 3 điểm nghẽn đã tồn tại hàng chục năm qua trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm điểm nghẽn về giao thông, điểm nghẽn về không gian phát triển và điểm nghẽn về động lực, nguồn lực phát triển. Do đó đường Vành đai 3 cần được đầu tư sớm và là nhiệm vụ trọng tâm của TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An trong thời gian tới”, ông Phan Công Bằng nêu quan điểm.

Tìm cơ chế nguồn vốn và giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng phát biểu tại hội thảo.

Thông tin về tiến độ dự án, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho hay, sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, UBND TP.HCM đã giao nhiệm vụ chủ đầu tư, lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức hội nghị triển khai, ký kết kế hoạch triển khai với UBND các tỉnh; thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy, Hội đồng cố vấn cho dự án; ban hành kế hoạch triển khai chi tiết các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM.

Dự án cũng đã được phê duyệt hồ sơ, cắm cọc ranh mốc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho UBND thành phố Thủ Đức, các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh (TP.HCM) để thực hiện các công việc tiếp theo phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện tại các địa phương của TP.HCM đang tập trung triển khai các công việc tiếp theo phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng như đo đạc, kiểm đếm, điều tra xã hội học, tìm hiểu nguyện vọng của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức.

Cùng với đó, các cơ quan tham mưu, chủ đầu tư, tư vấn đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục hoàn thành mục tiêu gần nhất là phê duyệt dự án đầu tư vào đầu tháng 12/2022. Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ triển khai ba nhóm công việc chính. Cụ thể là chuẩn bị thiết kế, dự toán, bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu và khởi công gói thầu đầu tiên vào tháng 6/2023. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự kiến tháng 6/2023 sẽ bồi thường xong 70% đất trong dự án và hoàn thành bàn giao mặt bằng vào tháng 12/2023. TP.HCM sẽ phối hợp với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An triển khai đồng bộ thiết kế kỹ thuật cũng như đáp ứng tổng tiến độ chung mà Thủ tướng đã giao.

Trong khi đó, phân tích tầm quan trọng của dự án, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng: Mặc dù có chi phí đầu tư cao nhưng các dự án đường vanh đai đều có lợi ích kinh tế lớn như tiết kiệm thời gian của hành khách và hàng hóa, tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện, giảm chi phí môi trường, giảm chi phí tại nạn giao thông. Cùng với đó là lợi ích gián tiếp từ phát triển đô thị, thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế và tạo việc làm. Đáng chú ý là lợi ích lớn đến từ khu trung tâm trong đường vành đai và đô thị phát triển dọc theo các cao tốc hướng tâm.

Tìm cơ chế giải phóng mặt bằng

Một vấn đề nan giải của hầu hết các dự án giao thông liên tỉnh là công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Dưới góc độ TP.HCM, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho hay: Thành phố sẽ lắng nghe, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân ổn định cuộc sống sau khi di dời; chính sách bồi thường sẽ cân bằng giữa lợi ích của người dân và Nhà nước và việc bồi thường bảo đảm công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính sẽ được rút ngắn, giá bồi thường tiệm cận với giá thị trường, ưu tiên tái định cư tại chỗ, có đầy đủ hạ tầng. Dự án vành đai 3 phấn đấu sẽ là dự án kiểu mẫu về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tổ chức triển khai thi công.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài khoảng 76,34 km, đi qua địa phận TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Dự án được chia thành 8 dự án thành phần vận hành độc lập. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h; đường song hành 2 bên đáp ứng 2 - 3 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2022 – 2027.

Trong quá trình triển khai dự án, đối với dự án đi qua địa bàn, TP.HCM sẽ có những giải pháp cụ thể để đáp ứng nguồn vốn, quyết tâm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ đề ra. Lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm; quá trình thi công dự án sẽ có thưởng phạt, nhà thầu làm chậm sẽ bị thay thế để kịp tiến độ dự án. Đồng thời phối hợp với các địa phương trong khu vực đáp ứng được nguồn vật liệu thông thường cho dự án.

“Dự án Vành đai 3 TP.HCM là dự án trọng điểm, đi qua nhiều địa phương, công tác giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng với khối lượng rất lớn, để đảm bảo tiến độ đề ra cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của các tỉnh và TP.HCM trong Vùng Đông Nam Bộ”, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM chia sẻ.

Tìm cơ chế nguồn vốn và giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Bình đố hướng tuyến dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Để dự án triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, ngoài việc bảo đảm nguồn lực tài chính và năng lực kỹ thuật, một cơ chế thông thoáng là không thể thiếu.

Trước hết và quan trọng nhất là cơ chế để giải phóng mặt bằng. Mặc dù, Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội đã cho phép “người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu… các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Tuy nhiên, chỉ định thầu cho bất kỳ ai, thì mức giá đền bù phải như thế nào, hỗ trợ tái định cư cần ra sao vẫn là những vấn đề còn phải mất vô cùng nhiều công sức mới có thể giải quyết được, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng đặt câu hỏi.

Kinh nghiệm của việc thực hiện dự án Vành đai 2 TP. HCM cho thấy, đây là những vấn đề có khi phải mất đến hàng chục năm trời chưa chắc đã giải quyết xong. Dự án Vành đai 3 lên kế hoạch đến tháng 6 năm 2023 giải phóng 70% mặt bằng là một kỷ lục về tiến độ thời gian.

“Xác định giá đất chỉ căn cứ vào loại đất mà không căn cứ vào vị trí của đất đai là không hoàn toàn hợp lý. Vì thế, nên chăng lần này, bên cạnh loại đất, thì vị trí đất cũng cần được xem xét để xác định giá đền bù cho dân. Nếu cơ chế này được giải quyết, sự đồng tình của người dân với chủ trương thu hồi đất chắc chắn sẽ cao hơn”, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nói.

Ngoài ra, người dân sẽ chấp nhận việc đề bù, giải tỏa dễ dàng hơn, nếu họ được tái định cư tại chỗ. Tuy nhiên, việc này sẽ rất khó khăn nếu các địa phương không thể điều chỉnh quy hoạch hoặc không thể chuyển đổi mục đính sử dụng đất. Vì thế, cần cho phép các địa phương được điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc tái định cư tại chỗ để giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 3.

Bàn về thủ tục triển khai dự án, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, dự án Vành đai 3 chia thành 8 dự án thành phần. Mỗi dự án thành phần đều phải trải qua trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định đầu tư như đối với dự án đầu tư công nhóm A. Cách làm này quả thật không biết có hợp lý hay không? Khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3, thì nên chăng cần tiến hành các thủ tục tiếp theo cho cả dự án này.

“Có thể nghiên cứu phương án giao TP.HCM làm chủ đầu tư, sau đó TP.HCM sẽ ký hợp đồng với các địa phương khác để triển khai các phần việc cấu thành. Làm theo cách này sẽ không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn bảo đảm được sự nhất quán của các chuẩn mực và quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, phần đường vành đai đi quan địa phương nào vẫn do địa phương đó đảm nhận”, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng đề xuất.

Chung sức, đồng lòng

Ngày 16/6/2022 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 57/2022/QH15 quyết định chủ trương đầu dự án vành đai 3. Đến ngày 15/8/2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP để triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội. Ngày 26/9/2022, Thành ủy TP.HCM ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án trên địa bàn.

Ngày 7/10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định một trong số các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết là: “Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải theo quy hoạch, trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai TP.HCM… Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 TP.HCM…”.

Tại hội thảo Thúc đẩy dự án Vành đai 3 – Động lực cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”, ông Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết: Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ đã định hướng và triển khai xây dựng đề cương thực hiện tuyến tuyên truyền nhằm nêu bật mục đích, ý nghĩa của dự án đường Vành đai 3. Hàng loạt các tin bài về đường Vành đai 3 đã được đăng trên nhiều ấn phẩm của báo Tuổi Trẻ với nhiều thể loại, định dạng khác nhau, thể hiện nhiều thông tin, hình ảnh thực tế ấn tượng, nhiều phân tích sâu sắc… qua đó có được cái nhìn toàn cảnh về tính cấp thiết của việc triển khai dự án và sự chia sẻ từ chính quyền các cấp cũng như sự hưởng ứng của người dân trong vùng.

Theo ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với UBND TP.HCM, Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo nhằm góp một phần vào nỗ lực chung để thúc đẩy dự án đường vành đai 3 – công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ, một trong những công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đang được triển khai.

Tìm cơ chế nguồn vốn và giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Các đại biểu tham quan sơ đồ hướng tuyến đường vành đai 3 TP.HCM.

Trong nhiệm kỳ 2021 – 2025, Đảng, Nhà nước, Chính phủ dự kiến bố trí khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt quan tâm tới phát triển hạ tầng giao thông, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành. Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; chủ trì 3 phiên họp của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ cũng liên tục có các chuyến công tác tại các địa phương, dành nhiều thời gian để thị sát, khảo sát thực địa, kiểm tra, thúc đẩy, động viên triển khai các dự án hạ tầng giao thông chiến lược.

Dự án đường vành đai 3 TP.HCM có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của TP.HCM và Vùng Đông Nam Bộ; nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, làm việc với các cơ quan, địa phương liên quan về nội dung này để chuẩn bị trình Quốc hội. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 57/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án, trong đó Quốc hội đã cho phép việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt cả về nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện.

Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội với quyết tâm cao nhất để khởi công dự án bắt đầu từ 30/6/2023. Chính phủ đã cho phép áp dụng một số cơ chế khác thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ.

Trần Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm: Mức phí cao nhất 311.000 đồng mỗi lượt

(LĐTĐ) Từ ngày 26/4, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thu phí với mức gần 82.000 - 311.000 đồng mỗi lượt, tùy loại xe.
Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông

(LĐTĐ) Nhằm đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho các công trình giao thông trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai cùng các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh này vừa có buổi làm việc với đại diện các ban, ngành, các công trình, dự án trên địa bàn.
Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Sẽ xây dựng trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao TP.HCM

(LĐTĐ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Kế hoạch 2076 về Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2024-2025 vừa được Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành.
Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

(LĐTĐ) Tối 20/4, mưa lớn kèm giông lốc, sét xuất hiện tại khu vực Hà Nội gây ngập úng cục bộ, nhiều nơi có hiện tượng mưa đá.
Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại căn nhà cấp 4, ngõ 139 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt phía trong kèm nhiều tiếng nổ lớn. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy, Hà Nội đang có mưa lớn, kèm sấm sét...
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Xem thêm
Phiên bản di động