Tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học
Sẽ ban hành quy chế dạy và học trực tuyến ở bậc phổ thông | |
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông | |
Đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến |
Đây là thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 của Bộ diễn ra vào chiều 30/6. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chủ trì họp báo.
Sẽ có quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông
Chia sẻ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, triển khai dạy học từ xa trên phạm vi cả nước, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức dạy học phù hợp với tình hình thực tế.
Ngành Giáo dục bằng các hoạt động cụ thể như trưng dụng ký túc xá sinh viên; kịp thời nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm hữu ích phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; tinh thần sẵn sàng tham gia tuyến đầu chống dịch của các sinh viên y khoa hay các việc làm tình nguyện của nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên đã góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch.
Qua hơn 4 tháng triển khai dạy học từ xa phòng chống dịch Covid-19, các cơ sở giáo dục phổ thông đã tổ chức tốt việc dạy học qua internet cho tất cả đối tượng học sinh. |
Trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học phòng, chống dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên dạy học từ xa qua internet, trên truyền hình được triển khai trên phạm vi cả nước. Ở bậc đại học có trên 50% trường đại học tổ chức dạy học từ xa. Ở bậc phổ thông tổng hợp qua hơn 4 tháng triển khai dạy học từ xa phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, các cơ sở giáo dục đã tổ chức tốt việc dạy học qua internet, trên truyền hình cho tất cả đối tượng học sinh.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo tích cực đóng góp bài giảng, tham gia xây dựng nội dung dạy học trên truyền hình. Kết quả, 324 bài học đã được phát trên kênh VTV7 và kênh K+.
Các thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về tỷ lệ học sinh học qua internet (86,5%) và trên truyền hình (87,5%). Tiếp đó là các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tỷ lệ học sinh học qua internet và trên truyền hình dưới 50% chủ yếu do khó khăn về hạ tầng, cơ sở vật chất là khu vực miền núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
Dạy học từ xa qua internet, trên truyền hình đã giúp các địa phương kết thúc năm học trước 15/7/2020. Chất lượng giáo dục được đảm bảo, rút ngắn thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học; tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông. Quy chế này sẽ tạo hành lang để hình thức dạy học trực tuyến được công nhận như một phương thức bổ trợ cho dạy học trực tiếp và được công nhận kết quả. Sau khi có quy chế, Bộ sẽ xây dựng thông tư quy định dạy học trực tuyến, quy định trách nhiệm của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường, cũng như các thầy cô giáo; đồng thời có văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, điều kiện đảm bảo việc dạy và học.
Học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè
Cũng theo Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017 - 2018.
Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020 - 2021 là ngày 5/9/2020; quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9/2020.
Đối với các trường tư thục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp hơn. Riêng năm học 2020 - 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết thúc năm học muộn nên các trường tư thục có thể báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo về thời gian tập trung học sinh đến trường. Tuy nhiên, cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học muộn.
Năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình. Vì vậy, thời gian thực học cho cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học. Qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58