Sẽ ban hành quy chế dạy và học trực tuyến ở bậc phổ thông
Đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy và học trực tuyến | |
Đảm bảo an toàn cho các lớp học trực tuyến | |
Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn các lớp học trực tuyến |
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại hội nghị trực tuyến với 63 Sở Giáo dục và Đào tạo và 34 trường đại học về đánh giá chất lượng dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Cần sớm ban hành quy định về tính pháp lý cho việc dạy và học trực tuyến
Trao đổi tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, trong thời gian học sinh nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở đã tổ chức 3 phương thức dạy học gồm: Học trên truyền hình, học trực tuyến và học trên phần mềm học và thi trực tuyến Hanoi Study, thu hút từ 98% đến 100% học sinh tham gia.
Còn tại Quảng Ninh, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Thúy, để đạt được con số gần 93% học sinh Trung học phổ thông được học tập từ xa, qua internet, truyền hình là do các trường học cơ bản được trang bị hệ thống dạy học hiện đại, trường học thông minh. Các nhà trường, giáo viên tham gia tích cực. Các tập đoàn công nghệ, nhà mạng hỗ trợ rất tích cực. Hiện nay, Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh đang triển khai thí điểm mô hình dạy học trực tuyến.
Ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai việc dạy và học trực tuyến. |
Đại diện Sở Giáo dục vào Đào tạo Hà Nội và Quảng Ninh đều cho rằng, để phương thức đào tạo trực tuyến tiếp tục phát huy hiệu quả và duy trì lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành quy định về tính pháp lý cho việc dạy học và công nhận kết quả học trực tuyến; hướng dẫn cụ thể về điều kiện triển khai, đồng thời hỗ trợ về đường truyền, thiết bị và hệ thống tài nguyên dạy học bảo đảm thống nhất...
Về vấn đề này, ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Vụ Giáo dục Tiểu học đang phối hợp với Cục Công nghệ thông tin hoàn thiện quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông. Quy chế này sẽ tạo ra hành lang pháp lý, hình thức dạy học trực tuyến được luật hoá, quy phạm hoá và được công nhận kết quả. Sau đó, Vụ sẽ xây dựng thông tư và có văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, điều kiện đảm bảo việc dạy và học.
Theo ông Tài, hiện nay, một số thầy cô nhầm lẫn dạy trực tuyến và dạy học qua một số phần mềm. Do đó, rất cần quy định dạy học trực tuyến và quy định trách nhiệm của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cũng như các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh. Dự kiến dự thảo thông tư sẽ được hoàn thiện trước thềm năm học mới để lấy ý kiến rộng rãi.
Dạy học trực tuyến sẽ cộng hưởng với trực tiếp
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, dạy học trực tuyến là việc chủ động của ngành Giáo dục chứ không phải bị động đến khi đại dịch mới làm. Đại dịch tạo ra áp lực, ngành Giáo dục đã chuyển áp lực thành động lực và thực hiện được.
Cho rằng, dạy học trực tuyến không phải là phương thức tình thế, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, tới đây phương thức này sẽ tiếp tục được triển khai, cộng hưởng với trực tiếp. Nếu làm tốt được việc này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tiếp cận được với rất nhiều kiến thức kĩ năng hiện đại trong và ngoài nước mà còn rất thiết thực rút ngắn thời gian học trên lớp. Rút ngắn thời gian mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, có 6 phần việc cần đưa vào chương trình hành động để thực hiện một cách bài bản, thường xuyên, thúc đẩy đào tạo trực tuyến. Trước hết, các địa phương, cơ sở giáo dục cần tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin như: Phần mềm, kết nối đầu cuối, đảm bảo an ninh, an toàn trong môi trường mạng... Về vấn đề này, Bộ trưởng lưu ý, cần có sự hỗ trợ của các tập đoàn, công ty công nghệ, nhà mạng.
Đối với việc xây dựng kho học liệu số, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gợi ý nên chọn những giáo viên có kinh nghiệm để thực hiện các bài giảng trên cơ sở chương trình tinh giản để có kho học liệu dung chung. Thời gian qua, ngành Giáo dục đã tích cực tham gia đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa và chính ngành Giáo dục được hưởng lợi từ đây. Tới đây, việc xây dựng kho học liệu phải được tiếp tục, từng bước số hóa học liệu, trong đó có sách giáo khoa điện tử, các bài giảng điện tử để các thầy cô chia sẻ và kết nối.
Về phía đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thời gian qua đã rất nỗ lực, cố gắng để dạy học trực tuyến trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian tới, cần phải tập trung cho tập huấn, hướng dẫn phương pháp sư phạm dạy trực tuyến cho giáo viên về dạy trực tuyến để dạy học trực tuyến trở thành nghề chứ không phải biết cứ đơn giản biết công nghệ là dạy được.
Bên cạnh đó, học sinh cũng phải được hướng dẫn nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của các em, nhất là những kiến thức, kỹ năng phòng tránh tác động xấu khi tham gia vào môi trường mạng. Đối với mỗi nhà trường, việc kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp phải được thực hiện bài bản. Tiết học nào có thể học trực tuyến thì thống nhất để kết hợp, có quy định về chế độ dạy học trực tuyến để giáo viên yên tâm thực hiện; đồng thời có biện pháp nhắc nhở các thầy cô chưa tích cực tham gia vào chuyển đổi số.
Về trách nhiệm của các cấp quản lý, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế chính thức dạy và học trực tuyến ở bậc phổ thông, tiến tới chuẩn hóa để áp dụng. Trong đó có tổ chức đánh giá, đảm bảo tính minh bạch, nghiêm túc, trung thực. Việc thu học phí đối với phương thức dạy học trực tuyến cũng phải rõ ràng, công khai, minh bạch, căn cứ vào đó người cung cấp dịch vụ giáo dục và người nhận dịch vụ thống nhất.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, cần xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu có chuẩn kết nối thông suốt trong hệ thống. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm xây dựng trung tâm điều hành giáo dục, kết nối thông tin tới từng Sở, Phòng, cơ sở giáo dục, đảm bảo thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định chính xác.
“Phương thức tổ chức dạy học có áp dụng công nghệ để thành thục, hiệu quả cần rất nhiều cố gắng từ các bên. Với những gì làm được thời gian qua, với quyết tâm của các địa phương, nhà trường, doanh nghiệp và toàn xã hội, mục tiêu phát triển dạy học trực tuyến tới đây sẽ thành hiện thực và trở thành công cụ, phương thức không thể thiếu” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40