Tiền nhiều để làm gì?

(LĐTĐ) Xét cho cùng tiền là mệnh giá dùng để trao đổi. Và trong phạm trù kinh tế, hiệu quả, kết quả cuối cùng của quá trình làm việc, sản xuất, kinh doanh là chúng ta làm ra được bao nhiêu tiền? Thu về được lượng tiền bao nhiêu?
Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi? Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới Đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng

Phạm trù cá nhân, tiền là công cụ để nuôi sống, phục vụ bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta bắt buộc phải kiếm tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó, người có khả năng, thông minh thì sẽ kiếm được nhiều tiền, cuộc sống sung túc hơn, tính thụ hưởng cũng cao hơn. Người kiếm tiền ít, thì trang trải cuộc sống sẽ khó khăn hơn, nhu cầu thụ hưởng cũng ít hơn.

Trên bình diện xã hội, thậm chí quốc gia, dân tộc, những người vốn đã kiếm được nhiều tiền họ vẫn không ngừng nghỉ, lao vào công việc sản xuất- kinh doanh không hẳn vì họ muốn giàu hơn, thụ hưởng nhiều hơn mà họ muốn góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, giúp nhiều người có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định. Ví dụ, các ông chủ tập đoàn lớn ở Việt Nam hiện nay, nếu hiểu góc độ thông thường làm giàu để “thụ hưởng” thì với số tài sản hiện có, họ có thể dừng việc kinh doanh, nói theo cách dân gian “sống đến ba đời” cũng không hết tiền.

Tiền nhiều để làm gì?
Ảnh minh họa.

Họ đi du lịch khắp thế giới, lúc nào cũng có mặt ở sân golf. Nhưng không, họ vẫn lao vào “thương trường” để phát triển. Nếu nói về góc độ thụ hưởng vật chất và “cái đầu” được an yên chưa hẳn những ông chủ, bà chủ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã sướng bằng những nhóm đối tượng có lượng tiền tương đối khác trong xã hội (tạm gọi giới thượng lưu).

Lại nói về tiền và tài sản, nếu không nhầm trong dịp đón mừng năm mới 2020, chia sẻ trên trang cá nhân, tỷ phú Bill Gates nói: “Sai lầm lớn nhất của chúng ta là làm việc, tích lũy quá nhiều tài sản để lại cho thế hệ con cháu. Chính điều này, vô tình chúng ta đã tạo ra một thế hệ lười biếng về tư duy và lao động dẫn đến thiếu động lực cho xã hội phát triển. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta – những tỷ phú hãy trả lại cho xã hội để góp phần phân bổ nguồn lực, cho mọi người có điều kiện vươn lên”.

Và như vậy, chúng ta có thể hiểu ngoài làm việc, kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình, điều quan trọng hơn là “kiếm tiền” để góp phần dựng xây đất nước và vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội.

Nói điều này không có nghĩa là phủ nhận việc làm giàu, làm giàu chính đáng, hợp pháp chính là góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đất nước phồn vinh. Tuy nhiên, điều đáng tiếc thời gian qua có rất nhiều người giàu lên một cách bất thường, trong đó không dựa vào mồ hôi, nước mắt, sức lao động chân chính do vi phạm pháp luật mà có.

Hàng loạt vụ án tham nhũng, thất thoát, lãng phí mà tòa đã, đang xử; hàng trăm cán bộ cao cấp bị kỷ luật Đảng liên quan đến tham nhũng, thất thoát… là minh chứng sống động. Có một anh bạn làm công chức ở một cơ quan Bộ trong lúc “trà dư tửu hậu” từng tâm sự với tôi rằng: “Nếu có điều ước và mục đích phấn đấu chỉ cần có cái nhà chung cư để ở, có nữa tích lũy cho con; một cái xe ô tô đi làm, một ít tiền tiết kiệm. Thế là quá mỹ mãn rồi”.

Đấy là ước mơ, là mục đích phấn đấu, vậy mà không ít người, những thành phần tham ô, tham nhũng, móc ngoặc lợi ích nhóm vẫn cứ thích có tiền nhiều. Mà xét góc độ tiêu dùng, họ tiêu xài đâu có hết. Vậy câu hỏi đặt ra: “Tiền nhiều để làm gì?”, ta có thể tạm trả lời để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Còn “tiền nhiều” dựa trên nền tảng nhét đầy túi tham, tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân thì sớm muộn cũng sẽ bị phanh phui, truy tố!

L. Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Xem thêm
Phiên bản di động