Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác xử lý, thu hồi tài sản thi hành án trong các vụ án nói chung và án kinh tế, tham nhũng nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vậy, tỷ lệ thu hồi tài sản vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản thi hành án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4439/QĐ-UBND về việc ban hành Chuyên đề số 15 “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng”.
Thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, thất thoát Tạo chuyển biến trong việc thu hồi tài sản tham nhũng Thu hồi tài sản tham nhũng:Sáng cắp ô đi, tối cắp về cũng là tham nhũng

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Nguyên nhân của việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng không cao được xác định là do vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật; do quá trình tổ chức thi hành án, trình tự, thủ tục thi hành án; do sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; do ý thức của người phải thi hành án…

Cụ thể, pháp luật hình sự mới chỉ quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đã khắc phục cơ bản hậu quả mà chưa quy định cụ thể chính sách giảm nhẹ hình phạt đối với các trường hợp khác khi người phạm tội tham nhũng, kinh tế tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả.

Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?
Bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: Doãn Tấn

Còn pháp luật tố tụng hình sự quy định, cơ quan điều tra chỉ được kê biên tài sản của bị can tương ứng với tài sản đã chiếm đoạt, thất thoát hoặc gây thiệt hại, trong khi để kết luận giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát phải qua quá trình điều tra, giám định tư pháp lâu dài, nên dễ bị lợi dụng tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định cơ chế riêng trong việc thu hồi tài sản cho Nhà nước nên quá trình tổ chức thi hành án còn nhiều vướng mắc phát sinh, kéo dài…

Đáng nói, cơ chế quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức còn thiếu hiệu quả, vẫn còn nhiều giao dịch kinh tế, dân sự thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời, cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thiếu triệt để, gây nhiều khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án và xử lý để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Việc xử lý cổ phiếu, cổ phần của cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc do pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định cụ thể, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thực hiện…

Việc thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế ở nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt về chế độ chính trị, pháp luật và cơ chế phân công trách nhiệm phòng, chống tội phạm ở mỗi nước, cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế chưa đầy đủ. Một số quy định chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu các điều khoản điều chỉnh hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp, liên quan đến phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu tài sản và xử lý tài sản do phạm tội mà có...

Hiện nay, việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các ngân hàng trong việc khấu trừ tiền trong tài khoản gặp nhiều khó khăn. Một số ngân hàng yêu cầu cơ quan thi hành án phải cung cấp văn bản phân công chấp hành viên tổ chức thi hành mới thực hiện yêu cầu phối hợp trong việc cung cấp xác minh số tài khoản, số dư tài khoản, phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền để thi hành án. Một số ngân hàng lại không thực hiện Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền theo quy định của pháp luật… Cùng với đó, một số Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng không giải tỏa tài khoản chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, không giải tỏa tài khoản chứng khoán khi chưa có văn bản của cơ quan công an về việc giải tỏa đối với các tài khoản đã bị phong tỏa trong giai đoạn điều tra.

Một khó khăn khác khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng không cao là người phạm tội kinh tế, tham nhũng thường có hiểu biết pháp luật, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội, chủ động xóa dấu vết, che giấu, tẩu tán tài sản (kể cả tẩu tán ra nước ngoài), rồi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, cố tình trì hoãn kéo dài thời gian thi hành án.

Cần có cơ chế xử lý tài sản

Trong quá trình tổ chức thi hành án, việc xử lý tài sản mất nhiều thời gian, phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục, xác định quyền sở hữu tài sản của đương sự gặp khó khăn do sở hữu chung, đồng sở hữu. Bên cạnh đó, tài sản kê biên trong các vụ án tham nhũng, kinh tế chủ yếu là các dự án bất động sản, đất đai, nhà xưởng, ô tô, cổ phiếu…, nhưng những tài sản này chỉ được xử lý khi bản án đã có hiệu lực.

Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?
Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa xét xử về tội Tham ô tài sản. Ảnh: Phương Thảo

Trong khi đó, đây là những loại tài sản có những biến động cao và giá trị nên đến thời điểm cơ quan thi hành án xử lý tài sản kê biên để thi hành án thi hầu hết các tài sản này đã bị giảm giá trị rất nhiều lần. Vì vậy, cơ quan Thi hành án dân sự cho rằng cần có cơ chế xử lý tài sản phong tỏa, kê biên nhằm hạn chế tối đa tình trạng giảm giá trị đối với các loại tài sản này.

Thực tiễn cho thấy, đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế là những người có chức vụ, quyền hạn, nhiều mối quan hệ nên tài sản tham nhũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị tẩu tán, chuyển nhượng, đến khi phát hiện phạm tội hầu hết không có tài sản. Đồng thời, họ cũng thường bất hợp tác với cơ quan thi hành án, chưa kể đa số người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù dài hạn nên không có thu nhập để thi hành án.

Đáng nói, việc xác minh điều kiện thi hành án gặp khó khăn, mất nhiều thời gian như không truy tìm, xác minh được tài sản của người phải thi hành án, người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thi hành (ví dụ như các vụ Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan, Phạm Thị Bích Lương...).

Pháp luật về thi hành án dân sự cũng chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, mà được áp dụng như đối với các vụ việc dân sự thông thường, thực hiện nhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều bước, trong khi các tài sản tham nhũng cần phải xử lý nhanh để thu hồi, cũng khiến cho việc thu hồi chưa đạt được kết quả cao.

Trong khi đó, công tác điều tra án tham nhũng thường mất nhiều thời gian, nhiều giai đoạn, do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau thực hiện, nên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu giữ, kê biên tài sản, đã dẫn đến các đối tượng lợi dụng để tẩu tán tài sản.

Nhiều bản án Tòa tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít, hoặc đương sự không có tài sản, điều kiện thi hành án... Bên cạnh đó, còn có quan điểm khác nhau về việc xử lý số tiền thu được, dẫn đến việc thi hành án chưa được giải quyết dứt điểm như vụ Giang Kim Đạt, Vinasin, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC)...

Theo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, để việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả tốt, cần tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành của Thành phố liên quan đến công tác thu hồi tài sản thi hành án nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng nói riêng. Tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần ưu tiên tập trung thực hiện./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh các hoạt động, tạo dấu ấn kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam

Đẩy mạnh các hoạt động, tạo dấu ấn kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cụm thi đua số 1 thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An đã triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động
Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 18h30 ngày 4/7, tại ngôi nhà dân cao 5 tầng ở thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Thời điểm xảy ra cháy, cột khói kèm lửa bốc ra ngùn ngụt từ tầng 3 của ngôi nhà. Do đám cháy xảy ra trong ngõ nhỏ đã khiến nhiều người hoảng hốt. Lực lượng chức năng đã khẩn trương tới hiện trường dập lửa, tìm kiếm cứu nạn.
Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền

Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ, thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có các sáng kiến, mô hình sáng tạo nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ở địa phương, qua đó góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền.
Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng gia công tại Phân xưởng cơ khí (Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật), anh Đỗ Văn Hùng luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, không ngừng trau dồi kiến thức, đưa ra các sáng kiến, sáng tạo được áp dụng đem lại hiệu quả trong công việc.
Tăng cường thanh tra hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi

Tăng cường thanh tra hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường thanh tra các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định, để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

(LĐTĐ) Các đơn vị, địa phương của Hà Nội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nhờ đó, trên địa bàn thành phố không phát sinh các “điểm nóng”, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.

Tin khác

“Sập bẫy” nữ khách hàng, bác sĩ thẩm mỹ viện bị chiếm đoạt hàng tỷ đồng

“Sập bẫy” nữ khách hàng, bác sĩ thẩm mỹ viện bị chiếm đoạt hàng tỷ đồng

(LĐTĐ) Thường xuyên đến chăm sóc sắc đẹp, nữ khách hàng tự giới thiệu bản thân có nhiều mối quan hệ, có cô ruột là giám đốc một ngân hàng… và mời chào bác sĩ, kỹ thuật viên góp vốn đáo hạn ngân hàng rồi chiếm đoạt.
Cảnh báo chiêu lừa giả mạo nhân viên rạp chiếu phim tuyển cộng tác viên online

Cảnh báo chiêu lừa giả mạo nhân viên rạp chiếu phim tuyển cộng tác viên online

(LĐTĐ) Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, gần đây trên địa bàn thành phố xuất hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả mạo nhân viên Lotte Cinema tuyển người làm cộng tác viên online, tham gia đánh giá video, phim để nhận tiền thưởng hấp dẫn.
Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty VEC thoát án tù giam

Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty VEC thoát án tù giam

(LĐTĐ) Mặc dù bị toà sơ thẩm tuyên phạt 42 tháng tù, nhưng đến phiên phúc thẩm, ông Mai Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty VEC chỉ bị tuyên phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Các nhà thầu đồng loạt đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường

Các nhà thầu đồng loạt đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường

(LĐTĐ) Đại diện các nhà thầu có đơn kháng cáo đều cho rằng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vẫn hoạt động bình thường, đồng thời đề nghị làm rõ trách nhiệm bồi thường của các bên liên quan.
“Bắt tay” người lạ cùng nhau lừa đảo, 3 thanh niên lĩnh án tù

“Bắt tay” người lạ cùng nhau lừa đảo, 3 thanh niên lĩnh án tù

(LĐTĐ) 3 thanh niên 9X đã “bắt tay” với một người chưa rõ lai lịch, liên tiếp thực hiện nhiều vụ lừa đảo thông qua hình thức giả mạo đại lý đặt tour du lịch, chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại.
Hôm nay xét xử phúc thẩm ông Mai Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC

Hôm nay xét xử phúc thẩm ông Mai Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty VEC

(LĐTĐ) Hôm nay, ngày 25/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm ông Mai Tuấn Anh, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty VEC và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 2).
Cảnh báo rò rỉ dữ liệu cá nhân từ chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng iCloud

Cảnh báo rò rỉ dữ liệu cá nhân từ chiêu trò lừa đảo vay tiền bằng iCloud

(LĐTĐ) Thời gian qua, các app cho vay tiền qua iCloud nở rộ, tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là chiêu trò cho vay nặng lãi “biến tướng”. Để tránh sập bẫy lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần nói “không” với dịch vụ vay tiền qua app nói chung và qua iCloud nói riêng.
Trả hồ sơ vụ cựu Vụ trưởng chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Trả hồ sơ vụ cựu Vụ trưởng chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Ngày 21/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngăn chặn “trẻ hóa tội phạm”

Ngăn chặn “trẻ hóa tội phạm”

(LĐTĐ) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội và ngày càng “trẻ hóa” đối tượng phạm tội. Trước hết là do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi bởi ở độ tuổi này, các cháu dễ bị lôi kéo, kích động và thích thể hiện bản thân.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị lừa đảo 80 tỷ đồng

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị lừa đảo 80 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự kiến ngày 21/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (sinh năm 1972, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bị hại trong vụ án này là ông Đỗ Anh Dũng (sinh 1961, Chủ tịch Công ty TNHH thương mại, dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh - Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Xem thêm
Phiên bản di động