Tích cực hỗ trợ nông dân thoát nghèo

(LĐTĐ) Trong 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã trực tiếp và phối hợp giúp đỡ 576 hộ thoát nghèo, góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo tại huyện. Năm 2021, trên địa bàn đã không còn hộ nghèo, đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của nhân dân, trong đó có những người nông dân năng động, thi đua làm kinh tế, giúp đỡ nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Giải đáp chính sách mới về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động huyện Đan Phượng Đan Phượng: Tiềm năng từ kinh tế nông nghiệp du lịch sinh thái Ý nghĩa tên gọi của 5 tuyến đường mới tại huyện Đan Phượng

Xóa hộ nghèo từ phong trào thi đua sản xuất

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được xác định là phong trào trọng tâm, nòng cốt, xuyên suốt trong các phong trào thi đua của Hội Nông dân huyện Đan Phượng. Hàng năm các cấp Hội tổ chức phát động, vận động hội viên đăng ký thực hiện, tiến hành bình xét công khai, dân chủ. Trong vòng 5 năm qua đã có 68.318 lượt hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và số hộ được bình xét là 54.141.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son, để giúp đỡ nhau xóa nghèo, Hội đã vận động cán bộ hội viên tham gia các hoạt động trợ giúp với trên trên 2.000 ngày công, trên 4.200 cây, con giống, trên 1 tấn lúa, ngô giống và hàng nghìn tấn phân bón các loại;… Ngoài giúp đỡ 576 hộ thoát nghèo, Hội đã vận động đóng góp ủng hộ và hỗ trợ trên 100 triệu đồng tiền mặt, hàng trăm khối cát sỏi, xi măng giúp xây, sửa 9 ngôi nhà cho hộ nghèo.

Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, kết quả bình xét từ các Chi hội, thẩm định Hội Nông dân cơ sở và Hội Nông dân huyện, xuất hiện nhiều hộ là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Góp phần “xóa” hộ nghèo nhờ hỗ trợ nông dân làm kinh tế
Mô hình trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đan Phượng.

Điển hình trong lĩnh vực trồng trọt là hộ ông Nguyễn Đăng Quý xã Đan Phượng 4,1ha trồng cây nông nghiệp; ông Trần Văn Bảy xã Thọ Xuân 3,6ha; ông Trần Văn Dũng, ông Nguyễn Văn Cốp, Nguyễn Văn Khắc xã Thọ An trồng rau hữu cơ công nghệ cao với diện tích trên 1,1ha với 20-30 nhà màng, nhà lưới hàng năm giải quyết 20-30 lao động, giúp đỡ 8-10 hộ về kỹ thuật, kinh nghiệm;

Hộ ông Bùi Văn Khá xã Đồng Tháp trồng hoa đồng tiền; ông Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Văn Hữu xã Hồng Hà trồng hoa đào, quất cảnh; ông Nguyễn Văn Huy xã Song Phượng trồng nấm hữu cơ giải quyết 25-30 lao động. Ông Phan Văn Hào, Nguyễn Văn Tuấn, Tạ Văn Sơn thành viên hợp tác xã trồng xã bưởi Thượng Mỗ hàng năm cho thu nhập 300 - 500 trăm triệu đồng,…

Điển hình về mô hình chăn nuôi hiệu quả có hộ ông Trần Văn Thắng xã Thọ An nuôi bò thịt từ 300 đến 500 con và nuôi trùn quế nhằm nâng cao các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường nông thôn, hàng năm cho thu nhập trên 1,5 tỷ đồng, giải quyết 30 lao động, trợ giúp 15 hộ nông dân thoát nghèo. Nhiều hộ phát triển mô hình nuôi lợn nái cho nhập trên 450 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 20-25 lao động, giúp đỡ 8-10 hộ về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi giảm nghèo bền vững,…

Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, điển hình hộ ông Trần Việt Lượng kinh doanh vật liệu xây dựng ở xã Hồng Hà; ông Nguyễn Tuấn Cường kinh doanh điện, nước uống tinh khiết xã Trung Châu; bà Phí Thị Mai Hương xã Liên Trung kinh doanh chế biến lâm sản,… và nhiều hộ kinh doanh khác đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã tiếp tục lan tỏa và khẳng định là phong trào trọng tâm của Hội, có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đem lại niềm tin của hội viên nông dân.

Nhiều chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả cao

Ông Thiều Văn Son cho biết, để đạt được những kết quả như trên, các cấp hội đã tích cực đẩy mạnh nhiều chương trình hỗ trợ nông dân làm kinh tế. Hội đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là hoạt động hỗ trợ vốn.

Tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn huyện đến nay đạt 30,025 tỷ đồng, trong đó cấp Thành phố là 27,2 tỷ đồng; cấp huyện 2,8 tỷ đồng; cấp cơ sở 1,6 tỷ đồng. 5 năm qua, Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ huyện đã xét duyệt phân bổ Quỹ mới và nguồn quay vòng với 206 dự án, cho 2.314 lượt hộ nông dân vay với số tiền là 52,2 tỷ đồng; thu hồi 48 dự án với số tiền 38,3 tỷ đồng của 2,314 lượt hộ vay vốn.

Góp phần “xóa” hộ nghèo nhờ hỗ trợ nông dân làm kinh tế
Đan Phượng đã không còn hộ nghèo.

Theo ông Thiều Văn Son, cùng với hỗ trợ vốn, Hội đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ; tư vấn trợ giúp pháp lý; cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp. Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức trên 400 buổi tập huấn kiến thức về kỹ năng thông tin, thị trường, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến cho trên 41 nghìn lượt cán bộ, hội viên nông dân. Vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP.

Để hội viên nông dân có đầu ra cho sản phẩm, Hội đã hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, Hội đã truyền thông về các mô hình phát triển kinh tế tại các xã, thi trấn; mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản; xây dựng phóng sự về vai trò của người nông dân trong xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản; tham gia nhiều gian hàng tại hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài huyện, tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mô hình chuỗi liên kết, xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP do Hội Nông dân Thành phố tổ chức; phối hợp xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương.

Đặc biệt trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho nông dân với 33 lớp dạy nghề về chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, chế biến thực phẩm, nghề may cho 934 lượt hội viên nông dân, 100% người có việc làm. Thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề đã giúp nông dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm góp phần phát triển và mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho nông dân.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động