Ý nghĩa tên gọi của 5 tuyến đường mới tại huyện Đan Phượng
Đan Phượng: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Đan Phượng: Tiềm năng từ kinh tế nông nghiệp du lịch sinh thái |
Theo ông Phan Công Tính - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đan Phượng, trước đó, để bảo đảm quy trình, thủ tục đặt tên đường, phố theo quy định, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã hướng dẫn Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, thị trấn triển khai họp lấy ý kiến sâu rộng việc đặt tên các tuyến đường trong Nhân dân. Sau đó tổng hợp, báo cáo UBND huyện Đan Phượng và trình UBND Thành phố đặt tên theo quy định.
Đường Ô Diên
Tuyến đường mới đặt tên là đoạn từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 32 tại Km21 (thuộc Tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao cắt đường liên xã Liên Hồng - thị trấn Phùng - Đan Phượng - Hạ Mỗ tại cổng làng Trúng Đích, thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ (tuyến N2-N12).
Tuyến đường dài 4.200m, rộng 15 - 20m (lòng đường 11 - 14m, vỉa hè mỗi bên từ 2 - 3m). Đường hai làn thảm bê tông nhựa asphalt; có vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, hạ tầng ổn định.
Về ý nghĩa của tên đường, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đan Phượng Phan Công Tính cho biết, Ô Diên là tên một thành cổ, có vị trí trung tâm của xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng. Hội thảo về thành Ô Diên năm 2011 được tổ chức ở Đan Phượng đã đưa ra những nhận định: “Thành Ô Diên", kinh đô của Lý Phật Tử trong khoảng nửa sau thế kỷ thứ VI là một đơn vị hành chính đã hình thành từ rất sớm, tương tự như các thành Long Biên, Luy Lâu, Định An, Cẩu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Chu Diên, Phong Khê ở Giao Châu thời Bắc thuộc. Dưới thời Lý Phật Tử, “thành Ô Diên” được xây dựng thành một trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa, có vị thế quan trọng không thua kém thành Long Biên.
Đường Ô Diên là đoạn từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 32 tại Km21 (thuộc Tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) |
Đường Song Phượng
Tuyến đường được đặt tên cho đoạn từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 32 tại Km20 - cổng chào huyện Đan Phượng (Tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao đê tả Đáy tại Nghĩa trang Nhân dân thôn Thống Nhất, xã Song Phượng (tuyến N6).
Đường dài 1.550, rộng 20m (lòng đường 14m, vỉa hè mỗi bên 3m). Đường thảm nhựa asphalt; có vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ.
Song Phượng là tên xã thuộc huyện Đan Phượng. Vào thời nhà Trần, Song Phượng thuộc lộ Đông Đô, châu Từ Liêm, thời thuộc Minh thuộc huyện Đan Sơn, sang thời Lê sơ thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Vào đầu thế kỷ XIX, Song Phượng thuộc tổng Đan Phượng Thượng, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến năm Thành Thái thứ 10 (1898) thuộc tỉnh Hà Đông. Sau hoà bình lập lại đến năm 1965, xã Song Phượng thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, từ năm 1970 đến 1975 thuộc tỉnh Hà Tây. Từ năm 1975 đến 1979 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình; từ 1979 đến 1991 thuộc thành phốHà Nội; từ 1991 đến tháng 7/2008 thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội.
Đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá. Trên địa bàn xã có nhiều di tích có giá trị như chùa Nhạn Tháp với những bức tượng mang dấu ấn của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII là những bảo vật quý giá của quốc gia, cụm di tích đình, chùa, quán Thuận Thượng, đình Thu Quế, đình Tháp Thượng...
Trong quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng đông đúc, đặt tên tuyến dường trục chính của xã mang tên Song Phượng sẽ giúp công tác quản lý dân cư được thuận tiện, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
Đường Tân Lập
Tuyến đường được đặt tên cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Vạn Xuân tại ngã tư Trôi đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tân Lập - Tân Hội cạnh Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Lập (Tỉnh lộ 422).
Tuyến đường dài 2.040m, rộng 5m, đường thảm nhựa asphalt, vỉa hè không đồng nhất, có diện chiếu sáng đô thị. Đường thuộc địa bàn xã Tân Lập, Tân Hội, đi qua các di tích: Đình Ngọc Kiệu, đình chùa Đan Hội, xã Tân Lập; có xe buýt 29 đi qua.
Tân Lập là tên xã thuộc huyện Đan Phượng, được tách ra từ xã Tân Hội vào năm 1956. Xưa kia, xã Tân Lập thuộc vào xã Tân Hội, có tên gọi là Cối Sơn (tên cổ là Gối) thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thì thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Năm 1905 (đời vua Thành Thái thứ 7) Tân Hội bao gồm 3 xã: Thượng Hội, Vĩnh Kỳ, Thúy Hội (riêng xã Thượng Hội chia làm hai thôn là Văn Hội và Phan Long).
Đường Tân Lập là đoạn từ ngã ba giao cắt đường Vạn Xuân tại ngã tư Trôi đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tân Lập - Tân Hội cạnh Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Lập (Tỉnh lộ 422). |
Sau năm 1945 Tân Hội mới thuộc về huyện Đan Phượng. Để phù hợp với yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 6/1948 Gối Thượng (bao gồm các thôn Thủy Hội, Thượng Hội, Vĩnh Kỳ, Phan Long) hợp nhất với Gối Hạ (bao gồm các thôn: Hạ Hội, Ngọc Kiệu, Đan Hội, Hạnh Đàn) thành xã Tân Hội (còn gọi là tiểu khu Gối). Tên xã Tân Hội chính thức được sử dụng trên bản đồ kể từ đây.
Sau cái cách ruộng đất (1956) Tân Hội mới được chia làm hai xã Tân Hội và Tân Lập như hiện nay. Trên địa bàn xã có 3 di tích và cụm di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, là những di sản văn hóa quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển của xã.
Tuyến đường đề xuất mang tên Tân Lập là tuyến đường trục chính chạy trên địa bàn xã, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Đường Văn Sơn
Tuyến đường được đặt tên cho đoạn từ ngã tư giao cắt tại điểm cuối phố Tân Hội (cạnh chùa Thượng Hội) đến ngã ba giao cắt đê quai Liên Hà - Liên Trung, cạnh Nghĩa trang Nhân dân xã Liên Hà (Tỉnh lộ 422).
Tuyến đường dài 1.890m; rộng 5m. Đường thảm nhựa asphalt, vỉa hè không đồng nhất, có điện chiếu sáng đô thị. Đường thuộc địa bàn xã: Tân Hội, Liên Hà, Liên Trung; đi qua điểm công nghiệp làng nghề xã Tân Hội, Trường Tiểu học Tân Hội, dự án Khu đô thị Vingroup, di tích lăng Văn Sơn, xe buýt 162 đi qua.
Văn Sơn là tên một di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia tại Quyết định số 2890VH/OD ngày 27/9/1997, thuộc cánh đồng Dinh, làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.
Di tích nằm trên một khu đất linh thiêng, dân làng cung kính gọi là lăng Văn Sơn, tương truyền là mộ của tướng quân Văn Dĩ Thành - vị thành hoàng làng đã đánh đuổi quân Minh xâm lược, bảo vệ quê hương. Sau khi ông mất, Nhân dân lập miếu Voi Phục bên cạnh lăng mộ ông để thờ ông.
Hàng năm mở lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, trong đó cứ 25 năm tổ chức một "Hội hát chèo tàu" kéo dài đến ngày 21 tháng Giêng, chọn một làng làm chủ lễ, ba làng khác kết hợp tổ chức. Sau thời gian dài bị ngắt quãng, đến nay, di sản văn hóa phi vật thể hát chèo tàu đã được khôi phục, gần bề mặt thiết với các di tích thờ Văn Dĩ Thành.
Đường Hồng Thái là đoạn từ ngã ba giao cắt đê quai Liên Hồng và đê hữu Hồng tại thôn Tổ, xã Liên Hồng và di tích miếu Xương Rồng đến ngã ba giao cắt đường đê Tiên Tân và đê hữu Hồng tại thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà. |
Đường Hồng Thái
Tuyến đường được đặt tên cho đoạn từ ngã ba giao cắt đê quai Liên Hồng và đê hữu Hồng tại thôn Tổ, xã Liên Hồng và di tích miếu Xương Rồng đến ngã ba giao cắt đường đê Tiên Tân và đê hữu Hồng tại thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà.
Tuyến đường dài 3.750m; rộng 7,5m (lề đường mỗi bên 0,5m). Đường thảm nhựa asphalt, không có vỉa hè, chỉ có lề đường, có điện chiếu sáng đô thị.
Đường thuộc địa bàn xã: Liên Hồng, Hồng Hà, đi qua trụ sở UBND xã Hồng Hà, Trường THPT Hồng Thái, Tiểu học Hồng Hà, chùa Già Lê, đình Bá Dương Nội, chợ Bá, đình chùa Bồng Lai, đình Hữu Cước, xã Liên Hồng. Tuyến đường có xe buýt 20B qua.
Hồng Thái là tên cũ của xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng trong kháng chiến chống Pháp. Thời Lê Trung Hưng đến đầu thế kỷ XIX, xã thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Dưới thời nhà Nguyễn, xã Hồng Hà thuộc tổng Thượng Trì, tỉnh Hà Đông.
Tháng 1/1948 xã Hồng Thái thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Hà Đông được thành lập theo chỉ thị của Tỉnh ủy để thuận lợi trong chỉ đạo kháng chiến, gồm 7 làng: Bá Dương Nội, Bá Dương Thị, Bồng Lai, Tiên Tân, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ và Phù Trung. Đến tháng 8/1956, tái thành lập xã Hồng Hà gồm các thôn Bá Dương Nội, Bá Dương Thị, Tiên Tân, Bồng Lai và một xóm Vạn Thắng Lợi cho đến hiện nay.
Với truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, người dân xã Hồng Hà có tinh thần tự lực, tự cường, anh dũng trong đấu tranh giành độc lập, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, sáng tạo trong chinh phục thiên nhiên. Trên địa bàn xã có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như đình Bá Dương được dựng thời Lê Trung Hưng, miếu Châu Trần thờ thần Châu Thổ, chùa Bồng Lai…
Việc đặt tên tuyến đường trên trục đường chính mang tên cũ của xã trong giai đoạn khán chiến chống Mỹ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và quản lý dân cư trong quá trình đô thị hóa tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49