Tia cực tím đạt đỉnh gây hại lớn nhất cho làn da vào thời điểm từ 10 giờ trưa đến 14 giờ chiều
3 sai lầm thường gặp khi dùng kem chống nắng |
Cần tỉnh táo khi mua hàng |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hương, chuyên Khoa da liễu – Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cho biết, trong phổ ánh sáng mặt trời tia UV bao gồm các chùm tia: UVA, UVB và UVC. Trong đó, UVC có khả năng gây ung thư rất cao, nhưng nhờ tác dụng bảo vệ của tầng ozon xung quanh trái đất nên các tia không thể đến bề mặt trái đất và ít gây ảnh hưởng tới con người.
Khi bị "cháy nắng" người dân nên đến cá cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá và có biện pháp điều trị kịp thời. |
Tia UVB tác động lên lớp thượng bì da gây hiện tượng cháy nắng sau vài giờ phơi nắng, đồng thời kích thích các tế bào hắc tố tăng sản xuất melanin và các tế bào sừng tăng sinh gây hiện tượng tăng sắc tố và dày sừng ở thượng bì. Còn tia UVA có thể làm tổn thương DNA của tế bào da, dần dần gây ra ung thư da. Như vậy, tia UV gây hại cho da được xếp vào các cấp độ từ thấp đến cực cao. Ở thể cấp tính, tia UV sẽ gây ra các hiện tượng cháy nắng, bỏng nắng... Với trường hợp tiếp xúc với tia UV kéo dài sẽ gây ra các bệnh mạn tính, như: Nám má, sạm da, tổn thương lão hóa da, nguy hiểm hơn là ung thư da.
“Thời điểm chỉ số tia UV đạt đỉnh gây hại lớn nhất đến làn da trong ngày là từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Chính vì vậy, người dân nên hạn chế ra đường vào thời điểm này”, bác sĩ Kim Hương phân tích. Theo bác sĩ Kim Hương, khi da bị "cháy nắng", thường mất vài ngày và thậm chí là vài tuần để có thể hồi phục. Cũng có những người tổn thương da nặng có thể gặp những biến chứng khác: Bỏng da, viêm da tiếp xúc... Vì vậy, khi bị "cháy nắng", tuyệt đối không được chủ quan, không được tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ và có biện pháp điều trị kịp thời.
Để dự phòng tổn thương da trước tác hại của tia UV, bác sĩ Kim Hương tư vấn người dân nên thực hiện: Che chắn vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng các trang bị bảo hộ, như: Kem chống nắng, mũ, kính râm, khẩu trang, găng tay, áo chống nắng... Đặc biệt, việc sử dụng kem chống nắng là biện pháp quan trọng để bảo vệ da, cần bôi kem chống nắng khoảng 2-3 giờ/lần, trước khi ra nắng 20 phút ở vùng da cần được bảo vệ. Các nhà sản xuất đã lưạ chọn chỉ số chống nắng phù hợp với từng làn da, người sử dụng chỉ cần chọn loại kem phù hợp với loại da của mình: Da khô, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm.
Đồng thời, mọi người cũng nên sử dụng áo chống nắng khi đi ngoài đường. Tuy nhiên, bác sĩ Hương cũng cho hay việc sử dụng áo chống nắng không phải chỉ đơn giản là tìm một chiếc áo có khả năng che kín các vùng cơ thể và mặc lên người. Cần phải hiểu rõ loại áo, chất liệu và khả năng bảo vệ khỏi tác hại của tia UV. Rất nhiều người vẫn thường mắc các sai lầm khi chọn áo chống nắng. Chẳng hạn như nhiều người lầm tưởng, màu áo càng sáng, chống nắng sẽ càng tốt. Tuy nhiên, các loại áo màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt và biến đổi thành nhiệt lượng, có khả năng chống tia cực tím tốt hơn. Ngoài ra, chất liệu vải cũng là một tiêu chí rất quan trọng. Các loại chất liệu thông thường chỉ có khả năng ngăn chặn được sức nóng từ bên ngoài, không thể ngăn chặn được tia cực tím. Nên chọn loại áo của các hãng có uy tín, đạt chuẩn UPF (chỉ số chống tia UV). Mặt khác, nên chọn loại áo có mũ, phần tay che được hết cổ và tay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05