Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Nhớ hương Tết xưa Tết cổ truyền là dịp để "trở về" với cội nguồn

Tôi là đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp. Tết thời đó gắn với những lo toan thật khéo của các bà, các mẹ. Trước Tết độ nửa tháng, mẹ của tôi đã đi xếp hàng ở bách hóa để mua túi quà Tết. Chiều muộn, khi mẹ trở về, hai anh em tôi háo hức ngắm nghía từng thứ trong túi đồ mua theo tiêu chuẩn. Tôi thích nhất hộp mứt Tết màu đỏ vẽ hình hoa đào với nhiều loại mứt khác nhau như: Mứt lạc, mứt cà rốt, mứt gừng, mứt bí... Anh trai tôi lại thích bánh pháo hồng tươi. Mẹ tôi thường cẩn thận cất bánh pháo lên trên cao để khỏi bị ẩm. Trong túi quà Tết còn có cả rượu cam hoặc chanh, gói chè nhãn hiệu Ba Đình, gói thuốc lá Thủ đô bao bạc. Không chỉ thế, trong chiếc túi đó còn có đầy đủ mì chính, hạt tiêu, bóng bì, miến...

Năm nào cũng vậy, giáp Tết, bố của tôi tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, trang hoàng cho ngôi nhà. Ông cặm cụi quét vôi, sơn cửa, thay bóng đèn, sửa vài chỗ cũ hỏng trong nhà... Đặc biệt, ông dành khá nhiều thời gian tỉ mẩn tô hình ảnh phù điêu cuốn sách ở mặt ngoài tầng hai của ngôi nhà thật cẩn thận. Với ông, sách là vốn quý đáng trân trọng. Hai anh em tôi phụ bố những việc lặt vặt và giúp mẹ quét dọn nhà cửa, sân vườn. Chỉ sau một ngày, ngôi nhà của chúng tôi sáng bừng lên khi được khoác chiếc áo mới. Tôi cảm giác, Tết đang đến thật gần.

Một trong những ngày khiến anh em tôi mong đợi chính là Tết ông Công ông Táo. Hăm ba tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ cúng tiễn Táo quân về trời. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ cảm giác thú vị khi ngồi sau xe đạp của anh trai lên hồ Tây thả cá chép. Hai anh em khẽ khàng đổ cá xuống hồ, dõi theo những chú cá chép vàng ẩn hiện trong sóng nước hồ Tây.

Có lẽ, trong những ngày chuẩn bị đón Tết, việc gói bánh chưng được các gia đình quan tâm hơn cả. Hồi đó, hầu như khu phố nào cũng có máy nước công cộng nên mọi người thường rửa lá dong, đãi đỗ, vo gạo ở đó. Trong tiết trời lạnh giá, đôi tay các bà, các mẹ cóng đỏ nhưng mọi người vẫn trò chuyện thật rôm rả.

Khi mẹ mang gạo, đỗ, lá dong về, bố thường đốt lửa để mẹ hơ tay cho đỡ buốt. Tối đến, bố tôi ngồi tỉ mẩn tước lá, chẻ lạt trong khi mẹ đồ đỗ xanh, ướp thịt gói bánh. Mùi hạt tiêu, nước mắm ngon ướp với thịt ba chỉ thơm nức. Bố tôi gói bánh nhanh và chắc tay, chỉ một loáng đã xong. Lúc nào bố cũng nhớ gói thêm hai cái bánh chưng bé xinh cho anh em tôi. Bánh gói xong được xếp vào nồi to và bắc lên bếp đun.

Khu tập thể nơi tôi ở thường tổ chức đun bánh chưng chung. Nồi bánh chưng sôi “lịch sịch... lịch sịch” trên bếp củi. Hương thơm của gạo nếp, lá dong tỏa ra không gian xunh quanh. Đêm luộc bánh chưng, cả khu tập thể vui rộn ràng. Các bà các mẹ thường nướng ít khoai, sắn cho lũ trẻ chúng tôi. Lúc này, các ông bố nhẩn nha thưởng thức ấm trà ngon. Lũ trẻ chúng tôi lăng xăng chạy ra chạy vào. Đêm muộn, anh em tôi chìm vào giấc ngủ trong khi bố mẹ vẫn thức trông bánh chưng ngay bên cạnh. Cảm giác đó thật bình yên xiết bao.

Với người Hà thành, thấy bình hoa cổ truyền là thấy Tết, thấy xuân. Sáng ba mươi tháng Chạp, khi việc dọn dẹp nhà cửa đã hoàn tất, tôi thường được mẹ cho đi chợ hoa. Dạo một vòng, mẹ tôi thong thả chọn mua các loại hoa cổ truyền như: Violet tím nhạt mảnh mai, thược dược rực rỡ, đồng tiền bông đơn đỏ tươi, bông kép hồng nhạt, lay-ơn cứng cáp, hoa bướm dịu dàng. Bình hoa cổ truyền của mẹ cắm đẹp tựa như khu vườn xuân khoe sắc trong phòng khách.

Chiều tất niên, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ dâng gia tiên với những món ăn được chế biến cầu kỳ, tinh tế. Cách thức bày biện mâm cỗ thể hiện tài vén khéo của người phụ nữ trong gia đình. Bánh chưng xanh mướt bên xôi gấc đỏ tươi, gà luộc ánh mỡ vàng óng, canh măng khô nấu chân giò, nem rán, giò chả, dưa hành, dưa góp tỉa hoa thật đẹp, canh bóng nấu thả độc đáo... Tất cả nhẹ đưa hương thơm ngon, thanh khiết. Mâm cỗ Tết là nét văn hóa tinh tế, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên.

Sau bữa cơm tất niên, mẹ tôi lại tất tả làm gà, đồ xôi, nấu chè cho mâm cúng giao thừa. Hình ảnh bố của tôi thành kính lễ quan Tân niên giờ phút giao thừa luôn in sâu trong tâm trí của tôi. Dường như, khoảnh khắc đó, bao điều hy vọng tốt đẹp trong năm mới được ông gửi gắm vào lời khấn nguyện.

Sáng mồng Một hay còn gọi là ngày “Chính đán”, anh em tôi súng xính trong quần áo mới, được ông bà, bố mẹ mừng tuổi. Cho đến sau này, tôi vẫn mãi nhớ niềm hân hoan khi được nhận những đồng tiền mừng tuổi mới tinh ngày đầu năm.

Mỗi khi chạm Tết, tôi chỉ ước được một lần trở lại thuở ấu thơ, cả nhà quây quần ấm áp bên mâm cơm tất niên với các món cổ truyền mẹ nấu thật ngon. Nhớ dáng cha vững chãi ôm con gái nhỏ vào lòng khi anh trai đốt pháo nổ ròn rã trong khoảnh khắc giao thừa.

Dẫu năm tháng trôi, tôi mãi thương về hương vị Tết xưa với những kỷ niệm thân thương.

Vy Anh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hiệu quả trong xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn

Hiệu quả trong xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Tại thị xã Sơn Tây việc phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở được chú trọng. Đáng chú ý, bằng những cách làm sáng tạo, hoạt động này được triển khai hiệu quả, góp phần tích cực trong phát triển tổ chức Công đoàn Thủ đô.
Nâng tầm công tác tuyên truyền

Nâng tầm công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động và đã đạt hiệu quả cao.
Cần những “đòn bẩy” làng nghề Thủ đô phát triển

Cần những “đòn bẩy” làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Thời gian qua, cùng với việc quy hoạch, phát triển làng nghề theo hướng xanh hóa, các làng nghề truyền thống của Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút khách du lịch, từ đó tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn… Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, nhất là xu hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững, đòi hỏi cần có những chính sách để làng nghề phát triển mạnh mẽ hơn.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

(LĐTĐ) Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Cảnh giác biến chứng cúm mùa

Cảnh giác biến chứng cúm mùa

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hầu hết những người bị cúm mùa sẽ tự hồi phục sau vài ngày. Thế nhưng, với người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ khi mắc cúm có thể bị đe dọa đến tính mạng, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
Mang xuân đến với trẻ em vùng biên giới

Mang xuân đến với trẻ em vùng biên giới

(LĐTĐ) Với mong muốn chia sẻ những phần bánh kẹo “chuyền tay” không khí và niềm vui của những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến với trẻ em khó khăn vùng cao và khu vực biên giới, đồng thời giúp tránh lãnh phí, giảm thiểu thực phẩm chưa dùng tới, nhóm từ thiện Fly To Sky đã phối hợp cùng Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện chiến dịch “Tết chuyền tay” năm 2025 tại 12 tỉnh, thành phố.
Kiểm tra công tác tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Kiểm tra công tác tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Vừa qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát công tác tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, tại Trạm Y tế phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng). Tham gia cùng đoàn kiểm tra có bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Tin khác

Thương nhớ tháng Giêng

Thương nhớ tháng Giêng

(LĐTĐ) Tháng Giêng trượt xuống sõng soài trên cơn dốc nghiêng nghiêng một ngày nhòe ướt mưa xuân. Mây giăng giăng trôi về yên vắng, khẽ khàng thay bớt tấm áo nâu sòng đợi nắng nhẹ tênh, thênh thang luồn chỉ mỏng óng ánh vào chiếc kim kì vĩ của thời gian, may lên chiếc áo nắng mỏng tang như lụa. Nắng tháng Giêng trong vắt như thủy tinh, bình minh tinh khôi choàng lên bước chân người những sảng khoái trong lành.
Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

(LĐTĐ) Sáng 15/2, tại Vườn hoa Kim Đồng (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng), Sở Văn hoá - Thể thao thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng, Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh).
Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

(LĐTĐ) Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới cho hai làng nghề truyền thống: Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm) và Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông).
Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

(LĐTĐ) Tối 12/2, tại Khu Di tích Từ Lương Xâm, Quận Hải An (TP. Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Khu vực Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng các đơn vị, địa phương liên quan.
Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

(LĐTĐ) Từ ngày 17/2, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim được lựa chọn để khai sóng của đạo diễn NSƯT Vũ Trường Khoa và Trịnh Lê Phong, với hai phong cách kể truyện và chủ đề khác biệt.
Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

(LĐTĐ) Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng) đã diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 419 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại sự kiện đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó du khách được trải nghiệm thêu thủ công.
Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 12/2, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, đánh dấu mốc son trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

(LĐTĐ) Trong không khí thiêng liêng của những ngày đầu Xuân, ghi nhận trưa ngày 12/2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), dòng người tấp nập nối tiếp nhau đổ về chùa Quán Sứ - ngôi chùa cổ kính nằm giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

Đền Quán Thánh rộn ràng hoạt động văn hóa tâm linh đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Đền Quán Thánh, một trong "Thăng Long tứ trấn" xưa, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 8/2024. Được xây dựng từ thời nhà Lý và trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền tọa lạc bên Hồ Tây không chỉ là công trình kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử mà còn là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Thăng Long - Hà Nội.
Khai ấn thiêng liêng đầu Xuân tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục

Khai ấn thiêng liêng đầu Xuân tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục

(LĐTĐ) Sáng 11/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống "Tế Khai sắc, rước khai Xuân", khai ấn Lý triều Đại Vương "Trấn Tây Thượng Đẳng".
Xem thêm
Phiên bản di động